(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng và hưởng lợi từ rừng phòng hộ; đầu tư phát triển rừng phòng hộ.
Theo quy định tại Quyết định trên, khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ phải không làm giảm chức năng phòng hộ của rừng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Trong rừng phòng hộ là rừng tự nhiên không được khai thác những loài động, thực vật rừng nguy cấp quý, hiếm và những loài được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Khai thác bền vững các loại lâm sản
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn rất xung yếu, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường là rừng tự nhiên không được phép khai thác gỗ.
Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu là rừng tự nhiên chỉ được phép tận thu gỗ là những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ và khai thác bền vững các loại lâm sản ngoài gỗ; khai thác tận dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác ở những đối tượng rừng tự nhiên là rừng giàu và rừng trung bình.
Quyết định cũng quy định rõ, rừng phòng hộ là rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư chỉ được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ, tỉa thưa; thu gom cây gỗ nằm, gỗ khô mục, lóc lõi, gỗ cháy, cành, ngọn, gốc, rễ cây, nhưng phải bảo đảm mật độ cây trồng chính còn lại ít nhất là 600 cây/hecta.
Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng do người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ tự đầu tư thì được khai thác cây trồng xen, cây phù trợ; tỉa thưa, tận thu, tận dụng gỗ; được chặt chọn cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác với cường độ khai thác không quá 30% trữ lượng, sau khi khai thác rừng vẫn đạt tiêu chuẩn định hình theo quy định.
Kinh doanh du lịch sinh thái
Theo Quyết định, Ban quản lý rừng phòng hộ được tự tổ chức, liên kết hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ; phát triển du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ thực hiện theo đúng quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật về Doanh nghiệp, Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo trong rừng phòng hộ phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo; có kế hoạch nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo tại khu rừng phòng hộ được chủ rừng phòng hộ chấp thuận; chỉ thu thập mẫu vật, nguồn gien loài sinh vật với số lượng đã được xác định trong kế hoạch nghiên cứu, giáo dục, đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chủ rừng phòng hộ chấp thuận; thanh toán chi phí dịch vụ cho chủ rừng phòng hộ.
Tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp
Ngoài ra, Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao, thuê hoặc khoán rừng phòng hộ lâu dài được tổ chức sản xuất nông, ngư nghiệp kết hợp trên diện tích đất chưa có rừng, diện tích rừng trồng chưa khép tán; mặt nước theo đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển của khu rừng phòng hộ.
Ban quản lý rừng phòng hộ; người được giao rừng phòng hộ được hưởng toàn bộ lâm sản khai thác sau khi nộp các khoản thuế, phí theo quy định hiện hành.
PV (TH)
(HBĐT) - Cuối tháng 5 đến hết tháng 6 là thời điểm thời tiết có những diễn biến bất lợi như nắng nóng, mưa đá, giông, lốc, bão… Trong khi đó, đây lại là thời điểm quan trọng của sản xuất trồng trọt vụ chiêm - xuân. Chính vì vậy, các địa phương đang chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh để hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra đối với sản xuất trồng trọt.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT cho biết: Thực hiện Dự án ổn định dân cư, tổng kinh phí được cấp năm 2015 là 16 tỷ đồng, gồm 2 tỷ đồng vốn sự nghiệp kinh tế và 14 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (vốn kế hoạch giao năm 2015 là 7 tỷ đồng, vốn bổ sung năm 2014 có thời hạn giải ngân đến ngày 30/6/2015 là 7 tỷ đồng). Ước đến hết tháng 6, tổng giá trị giải ngân là 8,68 tỷ đồng, đạt 62% kế hoạch vốn.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản.
(HBĐT) - Ngày 4/6, tại xã Tử Nê, huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng ngày Môi trường thế giới năm 2015 (5/6) với sự tham gia của gần 600 cán bộ, viên chức, các đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn.
(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thực tế tại cánh đồng xóm Nghìa 1, 2 nét mặt Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương Nguyễn Văn Sơn buồn rầu: Hạn gay gắt làm ngô, lạc trên cánh đồng Nghìa giờ héo quay quắt. Thiếu nước, cộng nóng nắng, nhiệt độ luôn duy trì xấp xỉ 40 0 C làm kiệt quệ nước hồ, đập, vùng đất sản xuất đá ong vốn không ích nước được đã khô cong, trơ sỏi. Ngô vàng úa, ngô có đóng bắp, song sơ xác chẳng có hạt. Lạc có màu xanh xám, lấy tay sờ thử, bóp đã ròn tan như rang.
(HBĐT) - Các trận lốc xoáy kèm mưa lớn liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Lạc Sơn vào các ngày 30 – 31/5 và 3/6 với cường độ mạnh làm thịêt hại đến tài sản, nhà cửa, cây cối và hoa màu của nhân dân các xã Tự Do, Phú Lương, Chí Đạo.