Các học viên tham gia lớp tập huấn.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (10 - 12/7), để tuyên truyền và nhân rộng mô hình trồng sắn KM94, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao về “Kỹ thuật canh tác sắn KM94”.
Tham gia lớp tập huấn có 35 học viên là nông dân ngoài mô hình có khả năng và điều kiện trong việc triển khai trồng cây sắn theo mô hình canh tác sắn KM94 bền vững. Trong thời gian tập huấn, các học viên được cán bộ Trung tâm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia chuyển giao kiến thức, kỹ thuật về cây sắn, giới thiệu một số giống sắn mới có triển vọng... học viên còn được tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm tại mô hình trồng sắn KM94 của xã Tân Mỹ. Thông qua lớp tập huấn, đã giúp được các hộ dân hiểu được tầm quan trọng trong việc trồng xen canh các loại cây ngắn ngày và dài ngày giúp tận dụng đất, tăng năng suất cây trồng, xây dựng được hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc đặc biệt cung cấp, dự trữ được nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc.
Trước đó, được sự hỗ trợ đầu tư kinh phí của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình “Canh tác sắn KM94 bền vững” tại các xã Tân Mỹ (Lạc Sơn); xã Long Sơn, Hợp Châu (Lương Sơn) với quy mô 31,5 ha theo phương thức nông - lâm kết hợp, đó là trồng sắn KM94 xen canh lạc L14 và đậu tương nhằm cải tạo, chống xói mòn và tăng độ phì nhiêu cho đất. Bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nguyễn Như Hoa
(Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh)
(HBĐT) - Ngày 7/7, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị đầu bờ “đánh giá kết quả mô hình trình diễn giống ngô VS36 trong vụ xuân 2015”. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đà Bắc và Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp thực hiện.
(HBĐT) - Nếu nhìn vào con số 99,5% tổng số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện Lạc Sơn, chắc hẳn ai nấy đều vui mừng bởi điều kiện sống của hầu hết bà con các dân tộc đã được nâng lên có ánh sáng dòng điện. Ấy vậy nhưng xoay quanh vấn đề chất lượng điện ở các xã, xóm lại là câu chuyện khác đáng bàn bởi tiếng là có điện nhưng thường thì “điện đom đóm”. Điều này xuất phát từ nguyên nhân điện lưới sau công tơ về hộ gia đình chủ yếu do dân tự kéo.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND xã Chiềng Châu (Mai Châu) Hà Trọng Lưu cho biết: “Những năm trước đây, người dân trong xã sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu từ ao, hồ, bể chứa nước mưa và nước ngầm từ giếng khơi, giếng khoan. Do nguồn nước không ổn định, chưa qua xử lý nên không bảo đảm vệ sinh. Vì thế, nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, ngoài da và một số căn bệnh khác khá cao.
(HBĐT) - Theo Trung tâm NS &VSMTNT, tuần lễ quốc gia NS &VSMT năm 2015 với chủ đề “Nâng cao chất lượng nước và vệ sinh nông thôn” đã được các huyện, thành phố và cơ quan, đoàn thể cùng đông đảo người dân trên toàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng.
(HBĐT)-Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/ 2015, Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương quy định cụ thể về cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” và quy trình thực hiện; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; các nguyên tắc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”; cơ quan áp dụng cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”.
(HBĐT) - Sáng 3/7, Thành đoàn Hòa Bình, Điện lực thành phố phối hợp lắp đặt và bàn giao công trình “thắp sáng đường quê” tại xóm Thia, xã Yên Mông.