50% diện tích lúa đã cấy và gieo sạ ở xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đang bị khô hạn nặng và chết cháy.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 7, về Yên Thuỷ không khí nắng nóng ngột ngạt, khô hạn bao trùm hầu hết ruộng vườn, làng, bản. Không chỉ cây trồng thiếu nước, đời sống của người dân cũng bị đảo lộn do hạn hán kéo dài. Các hồ, đập, trạm bơm, máy bơm đã hoạt động hết công suất nhưng nước ở hầu hết các hồ ao, suối đã cạn kiệt, khiến sản xuất và đời sống của người dân Yên Thuỷ ngày càng thêm khó khăn.
Bí thư Huyện uỷ Yên Thuỷ Bùi Trung Kiên trăn trở: “Từ trung tuần tháng 6 đến nay, Yên Thuỷ không có mưa, nắng nóng lại gay gắt, kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Hầu hết các hồ thuỷ lợi trong huyện đã ở mực nước chết. Bởi vậy, đến nay, toàn huyện mới chỉ gieo cấy được 728,4 ha lúa, bằng 24,1% kế hoạch và 23,91% so với cùng kỳ. Trong đó có 22,8 ha lúa và 15,7/ 85 tấn mạ đã gieo bị chết do nắng nóng. Dự kiến có khoảng 200 ha đất lúa có khả năng phải chuyển sang trồng cây màu khác nhưng nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài cũng không có khả năng thực hiện được. Thực trạng này là dấu hiệu báo trước một vụ sản xuất thất bát, nhất là cây lúa, nhiều diện tích không làm được đất do thiếu nước, không đảm bảo tiến độ gieo cấy theo khung thời vụ”.
Không riêng gì cây lúa, do thiếu nước nghiêm trọng, các cây trồng khác trong vụ mùa, hè - thu của Yên Thuỷ đều giảm mạnh. Đến nay, diện tích ngô đã trồng 310,6 ha, bằng 40,3% kế hoạch và 43,4% so với cùng kỳ; khoai lang đã trồng 58 ha, bằng 29% kế hoạch và 33,4% so với cùng kỳ; lạc đã trồng 91,6 ha, bằng 22,9% kế hoạch và 22,34% so với cùng kỳ; vừng đã trồng 6,2 ha, bằng 19,4% kế hoạch....
Ngọc Lương là một trong những xã bị thiệt hại nắng do hạn hán, nắng nóng kéo dài. Ông Lê Xuân Phương, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lương cho biết: “Hạn hán trên diện rộng và kéo dài đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ gieo trồng các loại cây trồng chủ yếu của xã như lúa, ngô, lạc. Đến nay, toàn xã mới gieo trồng được 210/970 ha, đạt 21,6% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa 100/593 ha, đạt 16,9% kế hoạch; 100/177ha ngô, đạt 56,5% kế hoạch; 20/107 ha lạc, đạt 18.6% kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa đã cấy và gieo sạ có khoảng 50 ha đang bị khô hạn và có nguy cơ chết cháy cùng 60% lượng mạ đã gieo, 20 ha ngô, 10 ha lạcđã chết do không có nước tưới
Trước thực trạng đó, ngày 2/7/2015, UBND huyện đã ban hành công văn về việc tập trung chỉ đạo sản xuất vụ mùa, hè - thu. Các đoàn kiểm tra sản xuất được thành lập thường xuyên bám sát cơ sở phối hợp với UBND các xã kiểm tra, đôn đốc tiến độ gieo cấy lúa và trồng màu, huy động mọi nguồn lực khắc phục hạn hán, rà soát diện tích có nguy cơ và bị hạn cao chuyển sang trồng các cây màu. Nhân dân các xã tập trung nạo vét bùn, đất, khơi thông dòng dẫn các tuyến kênh mương, bể hút các trạm bơm, hồ chứa, sửa chữa các bai, cửa cống lấy nước tại các công trình thuỷ lợi và các cộng trình bị hư hỏng, bị mất nước...Ông Bùi Huyên, Trưởng phòng NN&PTNT cho biết: “Riêng cây lúa, huyện đang tập trung chống hạn và áp dụng các biện pháp chăm sóc, làm cỏ, bón phân dể đảm bảo sinh trưởng. Chủ động chăm sóc, tưới nước giữ ẩm với mạ đã gieo chờ nước để cấy và có thể cấy ngay khi có nước. Loại bỏ mạ hỏng, mạ già và gieo bổ sung bằng các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày). Diện tích không có khả năng cấp nước để làm đất cấy và tưới dưỡng chuyển đổi sang trông cây màu ngắn ngày khác. Đề nghị UBND huyện chỉ đạo thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ về giống cây trồng, các hoạt động cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp đảm bảo chất lượng, đúng khung thời vụ”.
Thực tế cho thấy, tình trạng nắng nắng kéo dài, hạn hán trên diện rộng thì đó cũng chỉ là những giải pháp tình thế. Về lâu dài, để đảm bảo sản xuất và đời sống của người dân, Yên Thuỷ rất cần được Nhà nước quan tâm đầu tư hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước đồng bộ, ổn định mới có thể chống chọi với tình hình thời thiết ngày càng khắc nghiệt.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (10 - 12/7), để tuyên truyền và nhân rộng mô hình trồng sắn KM94, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức lớp tập huấn, chuyển giao về “Kỹ thuật canh tác sắn KM94”.
(HBĐT) - Liên tiếp trong 2 ngày (30/6 - 1/7), trên địa bàn thành phố Hoà Bình xảy ra 4 vụ cháy rừng tại các xã Thái Thịnh, Hoà Bình, Trung Minh và Yên Mông. Một trong những nguyên nhân xảy họa là người dân khi sử dụng lửa trong rừng, đốt dọn thực bì đã không tuân thủ hướng dẫn và thực hiện biện pháp phòng cháy rừng.
(HBĐT) - Nhiều ngày nay, việc đi lại của người dân 2 xóm Tre – Giao, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) càng vất vả hơn do cầu treo dân sinh bắc qua 2 xóm hiện xuống cấp nghiêm trọng, phải dừng khai thác để đảm bảo an toàn. Bà con giờ đành đi đường vòng với chiều dài gần 2 km để có thể về được nhà hoặc đến nơi canh tác sản xuất thay vì trước đây khi cầu còn sử dụng được, khoảng cách từ xóm này sang xóm khác chỉ mất chừng vài chục bước chân.
(HBĐT) - UBND thành phố Hoà Bình vừa có văn bản số 632 về việc tăng cường công tác quản lý đề điều trên địa bàn. Theo đó, căn cứ văn bản số 2838 ngày 16/6/2015 của Văn phòng UBND tỉnh về việc không để người dân tự trồng cây xanh trên hàng lang dự án mở rộng mặt đê Đà Giang kết hợp làm giao thông thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, nước lũ từ thượng nguồn sông Đà đổ về đục đỏ, không ít trường hợp ra sông bơi, tắm bị thương do giẫm phải dị vật, có trường hợp cấp cứu do sốc nhiệt, chuột rút, mới đây lại có nạn nhân đuối nước… nhưng người dân vẫn ùn ùn ra sông ngụp lặn suốt dọc tuyến đê Đà Giang (thành phố Hoà Bình) bất chấp những rủi ro, hiểm hoạ có thể xảy đến và mưa lũ khôn lường.
(HBĐT) - Ngày 7/7, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị đầu bờ “đánh giá kết quả mô hình trình diễn giống ngô VS36 trong vụ xuân 2015”. Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đà Bắc và Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp thực hiện.