Công ty TNHH một thành viên Ánh Hồng, xã Bắc Sơn duy trì hoạt động ổn định, hiện đang khai thác và cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

Công ty TNHH một thành viên Ánh Hồng, xã Bắc Sơn duy trì hoạt động ổn định, hiện đang khai thác và cung cấp vật liệu cho các công trình xây dựng trên địa bàn.

(HBĐT) - Từ năm 2014 đến nay, việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện đã cơ bản được xử lý, hiện tại không còn nơi nào được gọi là tụ điểm khai thác. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi khi nói về vai trò của UBND huyện trong công tác quy hoạch, quản lý, khai thác khoáng sản.

 

Vào quãng những năm 2010-2013, chúng tôi đã có nhiều dịp được về “thăm” huyện Kim Bôi để chứng kiến những vụ việc như: người dân  tập hợp đông người để ngăn chặn xe của doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn xã Kim Sơn; chính quyền và nhân dân xã Nuông Dăm, Mỵ Hòa phản ảnh tình trạng khai thác vàng trái phép gây ô nhiễm môi trường, gây sạt lở, bồi lấp ruộng và sự kiện khá ồn ào là sập hầm lò khai thác than gây chết người ở xã Cuối Hạ… Đau đầu với việc xử lý hậu quả do khai thác khoáng sản trái phép gây nên huyện đã tăng cường việc quản lý khai thác nguồn tài nguyên này.

 

Nắm rõ tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn chủ yếu là khai thác vàng sa khoáng ở các xã: Mỵ Hòa, Kim Sơn, Kim Bôi, Kim Bình, Bắc Sơn; khai thác than ở xã cuối Hạ… UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý. Riêng năm 2011, UBND huyện đã ban hành 10 quyết định xử lý vi phạm hành chính, trong đó có 6 quyết định áp dụng hình thức cảnh cáo, hình phạt bổ xung là tịch thu tang vật, 4 quyết định áp dụng hình thức phạt  tiền 63 triệu đồng và trả lại tang vật; năm 2012, UBND huyện ban hành 17 Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, môi trường  đối với 17 cá nhân với tổng số tiền xử phạt 290 triệu đồng. Số vụ vi phạm phải xử lý giảm dần: năm 2013 xử lý 3 vụ, năm 2014 xử lý 2 vụ. Hiện tại có một vài nơi người dân vẫn khai thác khoáng sản nhỏ lẻ nếu người dân phát giác, cung cấp thông tin huyện sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng đến kiểm tra, xử lý kịp thời..

 

Để có được kết quả này, trong 2 năm (2012-2014)  huyện đã tổ chức 10 lớp tập huấn cho nhân dân tại các xã có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Hàng năm huyện phối hợp với các sở, ngành của tỉnh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản. Phối hợp, tham góp ý kiến các sở, ngành hữu quan của tỉnh để thực hiện công tác lập quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản và thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn. Từ năm 2008-2015 có 16 cơ sở được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn.  Hiện có 4 cơ sở đang hoạt động ổn định, 6 cơ sở đã hết hạn giấy phép. Năm 2014, huyện đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành 5 quyết định thu hồi giấy phép đối với  4 cơ sở khai thác vàng và 1 cơ sở khai thác than. Năm 2015, huyện còn 5 cơ sở có giấy phép khai thác còn thời hạn và 1 cơ sở đang xin gia hạn giấy phép. Theo đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện: Các cơ sở được cấp phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện nằm trong quy hoạch hoạt động khoáng sản đã thực hiện đúng, đủ các thủ tục, hồ sơ theo quy định và đi vào hoạt động theo đúng vị trí, khu vực được cấp phép.

 

Để giữ được sự ổn định (trong lĩnh vực khai thác khoáng sản) như hiện nay, huyện Kim Bôi mong được sự quan tâm của UBND và các sở, ngành hữu quan: Tăng cường công tác thẩm định hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản để lựa chọn được những doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, công nghệ đầu tư khai thác. Không gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác than ở xã Cuối Hạ. Thường xuyên phối hợp kiểm tra và có biện pháp xử lý để yêu cầu các DN khai thác khoáng sản chấp hành các quy định về tài nguyên khoáng sản. Về phía huyện sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát chặt chẽ để có thể hạn chế tối đa tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.

 

 

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

Các tin khác

Cán bộ kiểm lâm phối hợp với BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia thường xuyên bám sát địa bàn để củng cố hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình có mặt kịp thời, xử lý sự cố an toàn tại trạm biến áp số 4, tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).

Đảm bảo an toàn lưới điện, phục vụ các sự kiện trọng đại của tỉnh

(HBĐT) - Trong thời gian vừa qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã tập trung kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp lưới điện trên toàn địa bàn. Qua đó, đảm bảo cung cấp ổn định điện lưới quốc gia phục vụ các ngày lễ, sự kiện lớn trên địa bàn. Đóng góp vào sự thành công của Đại hội Đảng các sở, ngành, Quốc khánh 2/9 và đặc biệt tới đây là Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 1045/SNN-TY ngày 7/9/2015 đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai việc phát động và tổ chức “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật” từ ngày 15/9/2015 đến ngày 15/10/2015”.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước

(HBĐT) - Tỉnh ta đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa chỉ đạo của T.Ư về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bề vững và hội nhập. Cụ thể là Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 23/12/2011 của Tỉnh ủy về phát triển CNTT và truyền thông giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, ban hành chương trình hành động của Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng CNTT… Kế hoạch 745/QĐ-UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011-2015 đặt mục tiêu đến năm 2015 xây dựng và hoàn thiện cơ sơ hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; ứng dụng rộng rãi CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động…

Toàn tỉnh xảy ra 10 vụ cháy rừng

(HBĐT) - Theo thống kê Chi cục Kiểm lâm, trong 8 tháng, toàn tỉnh đã xảy ra 10 vụ cháy rừng, làm thiệt hại 7,5 ha rừng tự nhiên, 11,88 ha rừng trồng.

Khai thác hiệu quả hệ thống kênh mương

(HBĐT) - Xác định tiêu chí thủy lợi là khâu đột phá quan trọng trong XDNTM và kiên cố hoá kênh mương nội đồng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, những năm gần đây, huyện Yên Thuỷ đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cùng với ngân sách địa phương, huy động sức dân tập trung đầu tư xây dựng, tạo điều kiện cho nông dân chủ động được nguồn nước, áp dụng tiến bộ KHKT để thâm canh tăng năng suất cây trồng.

Lương Sơn đảm bảo ATGT mùa mưa bão

(HBĐT) - Với phương châm chủ động phương án, phòng tránh là chính, kế hoạch phòng - chống cụ thể, công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) huyện Lương Sơn trong suốt từ đầu mùa mưa bão đến nay đạt hiệu quả, thiệt hại do lụt bão gây ra được hạn chế ở mức thấp nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục