Tắc đường trên tuyến 12B, người dân đi xe máy phải luồn lách để di chuyển.

Tắc đường trên tuyến 12B, người dân đi xe máy phải luồn lách để di chuyển.

(HBĐT) - Theo phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy, đêm qua, trong 3 giờ (từ 19 giờ đến 22 giờ ngày 17/9) trên lưu vực Sông Bôi đã có mưa to đến rất to. Rạng sáng ngày 18/9, lượng mưa từ đầu nguồn đổ về khiến cho mực nước sông Bôi lên rất nhanh. Qua kiểm tra thực tế mực nước sông Bôi tại chân cầu Chi Nê (đo lúc 10 giờ ngày 18/9 tại cao trình 5.750) chênh lệch so với mực nước đo lúc 20 giờ ngày 17/9 tại cao trình là 3.0m.

 

Tại khu vực đường 12B, xã Thanh Nông, mưa lớn đã làm sạt lở đất đá gây ách tắc hàng trăm phương tiện giao thông. Một số địa phương dọc bị ngập, mức nước mấp mé sát nhà dân. Dọc tuyến đường 438B từ trung tâm huyện đi các xã hầu hết đều bị nước lũ chia cắt, giao thông ách tắc. Trên dọc tuyến sông Bôi, nhiều doanh nghiệp mua bán, vận chuyển gỗ đã chịu thiệt hại nặng nề.

Qua thực tế tình hình, khu vực bến sông xóm Liên Hồng 2, xã Khoan Dụ, một doanh nghiệp bị nước lũ cuốn trôi trên 60 tấn gỗ nguyên liệu. Chị Nguyễn Thị Thúy, Chủ doanh nghiêp vận chuyển gỗ tại xã Khoan Dụ cho biết, do mưa lớn, nước lũ tràn về rất mạnh trên sông Bôi. Từ 1 giờ sáng ngày 18/9, Công ty đã huy động hàng trăm nhân công, bạn bè cùng gần 10 xe tải vận chuyển gỗ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, thiệt hại riêng về gỗ nguyên liệu cũng chừng 70 triệu đồng, chưa kể máy móc, trang thiết bị ngâm nước chưa thể thống kê thiệt hại.

Được biết, dọc tuyến sông Bôi, nhiều doanh nhiệp kinh doanh gỗ chịu thiệt hại nặng nề do đợt lũ vừa qua. Để đảm bảo an toàn về người và vật chất, ngay từ sáng sớm 18/9, UBND huyện Lạc Thủy đã ra công điện khẩn tới các đơn vị, địa phương trong huyện nhằm chủ động phòng chống ngập úng, lũ, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Ngay trong sáng 18/9, BCH Phòng lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Lạc Thủy cùng các địa phương đã di dời hàng trăm hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Bố trí lai dắt cầu phao xã Hưng Thi bị cuốn trôi về nơi an toàn. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn huyện Lạc Thủy đã khẩn trương điều động người, phương tiện đến ứng cứu 01 người bị nước cuốn, mắc trên ngọn cây.  

Thống kê sơ bộ,  mưa kéo dài, n­ước dâng đột ngột đã gây ngập úng khoảng 1.155 ha lĩa, trong đó diện tích khả năng mất trắng gần 350 ha. Diện tích cây ngô bị ngập khoảng 252 ha, diện tích mất trắng 75ha. Ngoài ra, cây hoa màu khác bị ngập khoảng 69ha, trong đó, khả năng mất trắng 25 ha. Về thuỷ sản toàn địa bàn có 25ha ao cá bị ngập, ước thiệt hại 1 tỷ đồng. Về tài sản nhà ở nhân dân nước lũ đã làm ngập 12 nhà tại các xã Khoan Dụ, Yên Bồng và Cố Nghĩa. Quốc lộ, tỉnh lộ nhiều nơi bị sạt lở. Đoạn tuyến 438B qua Khoan Dụ, Yên Bồng ngập 4,2 km và một số đoạn đ­ường dân sinh trên địa bàn huyện. Hiện tại giao thông trên địa bàn huyện Lạc Thủy đang bị chia cắt ảnh h­ưởng đến việc đi lại và sinh hoạt của nhân dân vùng ven Sông Bôi, Sông Đập, Sông Thanh Hà. Ngoài ra, n­ước mưa lớn cũng làm sạt lở 2,5 km kênh m­ơng, 4 công trình cống, tràn bị h­ hỏng.  Một số hồ, đập hiện nay đã vượt mức n­ước thiết kế. Tổng thiệt hại ban đầu ­ước tính gần 14 tỷ đồng. Hiện BCH Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Lạc Thuỷ, các địa phư­ơng đang tích cực trửên khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn gây ra, đảm bảo giao thông trở lại trong thời gian sớm nhất.

 

 

                                                                  Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Mưa lớn kéo dài gây úng ngập trên 140 ha lúa và hoa màu trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Ảnh: Hàng trăm m3 đất đá đổ xuống, gây ách tắc giao thông trên tuyến đường 12 B,  thuộc địa phận  xã Thanh Nông (Lạc Thủy) sang ngày 18/9./.
Bến xe Trung tâm (TP Hòa Bình) trong tình trạng ngập lụt bởi cơn mưa kéo dài ngày 17-18/9. Ảnh chụp lúc 5h30 sáng ngày 18/9

Phương tiện giao thông bị cản trở bởi mưa lớn, nước ngập

(HBĐT) - Trưa ngày 17/9, cơn mưa lớn tại TP Hoà Bình đã khiến đường Chi Lăng (khu vực chợ Tổng) bị ngập úng, gây nhiều khó khăn cho người tham gia giao thông.

Ghi nhận sự “giảm nhiệt” trong khai thác thác khoáng sản trái phép

(HBĐT) - Từ năm 2014 đến nay, việc khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện đã cơ bản được xử lý, hiện tại không còn nơi nào được gọi là tụ điểm khai thác. Đó là khẳng định của đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi khi nói về vai trò của UBND huyện trong công tác quy hoạch, quản lý, khai thác khoáng sản.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để bảo vệ tài nguyên rừng bền vững

(HBĐT) - Hòa Bình là một trong các tỉnh miền núi có diễn biến thời tiết phức tạp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hai yếu tố thời tiết nắng nóng là gió Tây Nam và Elnino. Đặc biệt những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nhất là mùa khô với những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài bất thường đã gây nhiều khó khăn cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Thực tế này đã tạo nhiều áp lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

Tập trung tiêm phòng và khử trùng tiêu độc vụ thu - đông cho đàn gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, dịch cúm gia cầm A/H5N6 đã và đang xuất hiện tại các tỉnh Quảng Ngãi và Lào Cai. Tại tỉnh ta cũng xuất hiện các ổ dịch tụ huyết trùng trên đàn gia súc tại một số địa phương, đặc biệt là việc xuất hiện ổ dịch LMLM trên đàn trâu, bò, lợn, dê tại huyện Lạc Thủy.

Điều kiện lập Quỹ phát triển KHCN của Bộ, ngành, địa phương

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kéo cáp viễn thông gây nổ trạm biến áp điện

(HBĐT) - Vào hồi 15h, ngày 9/9, bất ngờ một tiếng nổ lớn kèm theo đám cháy xảy ra tại trạm biến áp (TBA) số 4, khu vực đường đê Đà Giang giao nhau với đường Lý Tự Trọng đã làm hàng chục hộ dân khu vực tổ 8, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) hết sức hoang mang.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục