Khai thác khoáng sản tác động xấu đến môi trường và tình ANTT cần được kiểm soát chặt chẽ. (Ảnh mỏ đá của Công ty TNHH Ánh Hồng xã Bắc Sơn - Kim Bôi).
(HBĐT) - Hiện tại, các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã và đang tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động, hàng năm đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách địa phương. Về cơ bản, công tác quản lý, khai thác khoáng sản được thực hiện nghiêm túc, theo quy định của pháp luật, tuy nhiên không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và tình hình ANTT ở địa phương. Căn cứ chức năng, thẩm quyền được giao, Sở tài nguyên và Môi trường đã nỗ lực tìm tòi để đưa ra nhóm giải pháp khắc phục những thiếu sót này cho thời gian tới.
Theo thống kê của sở Tài nguyên và Môi trường hiện trên địa bàn tỉnh có 91 DN tham gia hoạt động khoáng sản với 99 dự án khai thác khoáng sản có giấy phép còn hiệu lực. Tất cả các mỏ khoáng sản được khai thác trên địa bàn tỉnh chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và các tỉnh lân cận trong nước, không có khoáng sản làm hàng hóa xuất khẩu. Trong đó riêng khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng 94 mỏ, hiện 48 dự án mỏ đã thực hiện đủ các thủ tục liên quan và đang khai thác ổn định, hiệu quả; 8 dự án khác đã đi vào hoạt động nhưng do ảnh hưởng suy thoái kinh tế đến nay đã dừng hoạt động; 38 dự án đang hoàn thành nghĩa vụ để đưa mỏ đi vào hoạt động, hoặc đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản mỏ. Riêng với 5 mỏ khoáng sản khác (sắt, vàng, đồng, than ), có 4 dự án mỏ đã thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan, đi vào hoạt động, nhưng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên nay đã dừng hoạt động, 1 dự án khai thác quặng đồng đang hoàn thiện các nghĩa vụ để đưa mỏ đi vào hoạt động. Ngoài ra có 14 mỏ đang hoàn thiện thủ tục cấp phép thăm dò, đang thăm dò, đã thăm dò và được UBND tỉnh phê duyệt kết quả thăm dò, đang tiến hành làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh hoàn thiện hồ sơ xin hoạt động khoáng sản để được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác. Đồng chí Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh về tác động môi trường, ANTT trong hoạt động khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đặt lên hàng đầu các phần việc cụ thể như: thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. việc thẩm định, phê duyệt các dự án cải tạo môi trường được tiến hành nghiêm túc theo đúng quy định, trong đó, đặc biệt chú trọng đến công nghệ khai thác, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường đất, nước, không khí. Tính đến nay, 100% đơn vị được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản đều lập hồ sơ về môi trường và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận. Hàng năm, đôn đốc các cơ sở, DN thực hiện quan trắc chất lượng môi trường. Tổ chức giám sát quan trắc môi trường tại các cơ sở khai thác khoáng sản. Việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, nước xả thải vào nguồn nước trong hoạt động khoáng sản được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Công tác thanh, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và cương quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Từ đầu năm 2015 đến hết tháng 8/2015, Sở TN&MT đã tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi, chấm dứt hiệu lực 25 Giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân không tiến hành các thủ tục xây dựng cơ bản mỏ, không thực hiện các nghĩa vụ tài chính, không ký quỹ bảo vệ môi trường.
Về cơ bản, công tác quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn không ít những khó khăn, bất cập cần được tháo gỡ. Để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn,
Để các giải pháp này được thực thi hiệu quả, Sở TN&MT tỉnh đã đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản; xây dựng chiến lược tài nguyên khoáng sản cho từng vùng miền. Đẩy nhanh tiến độ về xây dựng, quy hoạch khoáng sản theo thẩm quyền; khoanh định và công bố các khu vực có khoáng sản phân tán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản. Điều chỉnh, bổ xung, lập, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng các loại khoáng sản giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2025 cho phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển KT- XH của tỉnh.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Việc thi công dự án đường 433, kết hợp với mưa lớn thời gian qua, gây thiệt hại nhà cửa, các công trình phụ và tài sản, hoa màu của những hộ dân tập trung ở đoạn km 3+ 528, địa phận xã Hòa Bình, TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Tại buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh tại xã Cư Yên (Lương Sơn), diễn ra vào ngày 12/10 vừa qua, cử tri đã phản ảnh việc: Công ty CP Cát Hải nổ mìn khai thác đá gây chấn động, làm nứt nhà dân; đá văng xuống ruộng hoa màu của một số hộ dân ở gần nơi khai thác. Mong muốn các cơ quan chức năng vào cuộc để điều chỉnh và có phương án hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
(HBĐT) - Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(HBĐT) - Hội Phụ nữ thị trấn Lương Sơn có 17 chi hội với 1.974 hội viên . Trong gần 5 năm (2011-2015) thực hiện cuộc vận động 5 không 3 sạch. Hội đã triển khai nhiều chương trình hoạt động sôi nổi, hiệu quả tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, hoạt động của cán bộ hội viên phụ nữ và gia đình.
(HBĐT) - Ngay từ những ngày đầu thành lập, tập thể lãnh đạo BHXH tỉnh luôn quan tâm xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin (CNTT). Tháng 6/1998, BHXH tỉnh bước đầu ứng dụng CNTT trong công tác thu và chương trình ứng dụng dùng riêng cho quản lý danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác.