(HBĐT) - Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Chương trình nhằm cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau. Ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong một năm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiện các thủ tục hành chính.

 

Cụ thể, 30% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tại mức độ 4; 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng kí ô tô, xe máy.

 

Một trong các hoạt động của Chương trình là phát triển ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp. Cụ thể, cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 4 tới người dân và doanh nghiệp. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng lộ trình, chọn lựa triển khai trong thực tế, bảo đảm hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và doanh nghiệp. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực quản lý của mình. Thiết lập Cổng dịch vụ công Quốc gia để tích hợp tất cả các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương.

 

Bên cạnh đó, ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng. Phát triển các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương; bảo đảm triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia; tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin.

 

Đồng thời, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến. Triển khai đô thị thông minh ít nhất tại 3 địa điểm theo các tiêu chí do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.

 

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật

 

Hoạt động khác của Chương trình là phát triển và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước. Theo đó, hệ thống quản lý thông tin tổng thể, tiến tới xây dựng cơ quan điện tử; bảo đảm kết nối liên thông dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác đặc thù tại mỗi cơ quan; các hệ thống ứng dụng CNTT khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả, mở rộng kết nối.

 

Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, trong đó, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật triển khai Chính phủ điện tử các cấp; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, kết nối chia sẻ dữ liệu; phát triển hạ tầng kiến trúc Chính phủ điện tử; triển khai chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương; thực hiện đấu thầu qua mạng; triển khai thuế điện tử, hải quan điện tử;...

                                                                          

                

 

                                                                        PV (TH)

 

 

 

Các tin khác

Chị Hoàng Phương Loan, hội viên chi hội tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn tích cực tăng gia sản xuất phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thả cá trên hồ Hòa Bình.

Rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng bệnh, dịch

(HBĐT) - Kết quả nghiên cứu cho thấy, rửa tay sạch sẽ thường xuyên sẽ làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm đáng kể tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp từ 19 - 45% và phòng ngừa rất hiệu quả căn bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em.

“Chung tay để cải thiện tình trạng rửa tay với xà phòng”

(HBĐT) - Đó là chủ đề của Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng năm 2015 (15/10) nhằm kêu gọi mọi người dân tham gia cam kết rửa tay với xà phòng vì bản thân, vì cộng đồng phát triển bền vững, đặc biệt vì trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước.

Tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 01, ngày 10/6/2015 của Bộ LĐ- TB&XH về việc tăng cường quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với KDC, đường giao thông, UBND tỉnh đã có Công văn số 2905/VPUBND-TCTM ngày 18/6/2015 giao cho Sở LĐ-TB&XH chủ trì thực hiện. Từ ngày 29/9 - 2/10/2015, Sở LĐ-TB&XH đã thành lập đoàn kiểm tra công tác ATVSLĐ trên địa bàn tỉnh.

Trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri của Sở Tài nguyên và Môi trường (Tiếp theo và hết)

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Việc thực hiện thu hồi đất nông nghiệp (ĐNN) để xây dựng Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) nhân dân chấp hành theo chủ trương của Nhà nước. Tuy nhiên mức giá đền bù lại có quy định khác nhau giữa hộ gia đình là CB, CC Nhà nước với hộ gia đình thuần nông (gia đình CB, CC nhà nước giá 226.000 đồng/m2, gia đình thuần nông giá 265.000 đồng/m2), đề nghị tỉnh xem xét, áp dụng một mức giá chung.

Khai giảng lớp đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng

(HBĐT) - Sáng ngày 15/10, tại thành phố Hòa Bình, Sở TN-MT đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Tham dự có gần 170 học viên thuộc cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh của các Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ, cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục