Phát huy hiệu quả công trình cấp nước do Nhà nước đầu tư và hệ thống giếng khơi, đến nay 100% hộ dân ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
(HBĐT) - Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền, vận động, đến nay, 100% hộ dân ở xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) đã được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt và đời sống. Kết quả đó có ý nghĩa quan trọng để dân cư trên địa bàn cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Chủng cho biết: “Để có nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh bền vững, lâu dài, UBND xã đã vận động nhân dân thực hiện tốt việc trồng, quản lý, bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn sinh thủy. Trong sinh hoạt thực hiện tốt phương châm sạch làng, tốt ruộng. Trong sản xuất thực hiện nghiêm ngặt việc quản lý, sử dụng hóa chất, thuốc BVTV. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thực hiện vệ sinh cá nhân được đưa vào hương ước, quy ước của từng thôn bản và các trường học. Hội phụ nữ xã duy trì có hiệu quả những tuyến đường tự quản. Đoàn xã thường xuyên huy động lực lượng tổ chức dọn dẹp vệ sinh nơi công cộng và đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho đoàn viên và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường sống. Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với tinh thần kiên trì, bền bỉ. Có chủ trương và cách làm hợp lòng dân. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đó là những yếu tố để giữ gìn vệ sinh môi trường làng bản ngày càng phong quang, sạch đẹp và mọi người, mọi nhà có nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ lâu dài cho sản xuất, đời sống.
Với trên 50% hộ gia đình ăn ở, sinh hoạt trong những nếp nhà sàn truyền thống, nhưng từ lâu tập tục nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong gầm nhà ở Yên Nghiệp đã được xóa bỏ. Nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi đều được xây dựng đúng quy chuẩn và được bố trí xa nguồn nước. Thông qua các lớp tập huấn, mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, những năm gần đây phương thức canh tác của người dân đã có chuyển biến rõ nét. Cùng với cây lúa, cây ngô, toàn xã có 190 ha mía, 10 ha đậu cô ve cùng nhiều loại rau, màu khác. Nhưng việc sử dụng hóa chất, thuốc BVTV luôn được người dân thực hiện đảm bảo đúng quy trình, liều lượng, thời điểm. Chai lọ, bao bì đều được thu gom tiêu hủy triệt để, nghiêm túc. Đặc biệt, đậu cô ve ở Yên Nghiệp có bao nhiêu tiêu thụ được bấy nhiêu với giá tại vườn 12.000 đồng/kg, vì đây là sản phẩm sạch. Nhờ phát triển kinh tế rừng, khai thác đúng chu kỳ và kịp thời trồng rừng thay thế đúng thời vụ nên nhiều năm qua Yên Nghiệp không còn đất trống, đồi trọc.
Bảo vệ và giữ gìn được nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nên mặc dù đã được nhà nước quan tâm đầu tư, nhưng đến nay cũng mới chỉ có trên 20% hộ dân ở Yên Nghiệp sử dụng nước phục vụ sinh hoạt và đời sống từ công trình cấp nước tập trung. Còn lại vẫn sử dụng nước từ những giếng khơi trong lành, ổn định cả bốn mùa. Đó cũng là yếu tố để dân cư trên địa bàn yên tâm, phấn khởi tập trung phát triển kinh tế, xóa đói- giảm nghèo, xây dựng đời sống mới. Nhiều năm qua trên địa bàn không xảy ra các loại dịch bệnh. Đến nay, thu nhập bình quân ở Yên Nghiệp đạt 19 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,18%.
Đức Phượng
(HBĐT) - Tỉnh ta không giàu về tài nguyên khoáng sản nhưng khá đa dạng, phong phú về chủng loại. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 124 khu vực mỏ và mỏ khoáng sản có thể khai thác được như: than đá, sắt, đồng, chì, kẽm, đa kim, vàng, uran, pyrít, barít, fluorit, phosphorit, kaolin, asbest, cát xây dựng, sét, gạch, ngói, sét xi măng, đá vôi xi măng, đá ốp lát, quarzit, dolomit, tacl, nước khoáng nóng...
(HBĐT) - Giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là vấn đề lớn, liên vùng, liên ngành; là nhiệm vụ của cả 6 tỉnh, thành phố trên lưu vực, đòi hỏi có sự chỉ đạo chặt chẽ và hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành cũng như sự quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn lưu vực. Lấy phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường là chính, kết hợp với từng bước xử lý, khắc phục có hiệu quả những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên lưu vực, thông qua nhiều hình thức và các giải pháp phù hợp, khả thi.
(HBĐT) - Xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc) trước đây còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường chưa được chú trọng đúng mức. Một số gia đình còn làm chuồng trại gia súc, gia cầm gần với nơi ở, công trình nhà tiêu hợp vệ sinh có ít... Tuy nhiên, cùng với chương trình “5 không, 3 sạch”, chương trình MTQG xây dựng NTM, môi trường sống của xóm đã có sự cải thiện rõ rệt với vai trò của chị em phụ nữ nông thôn được phát huy.
(HBĐT) - Đó là khuyến cáo được đưa ra đối với bà con nông dân có thói quen đốt rơm, rạ ngay trên đồng ruộng sau khi thu hoạch lúa. Bởi các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng có nhiều tác hại, trong đó, đáng lo ngại nhất là gây ra ô nhiễm môi trường.
(HBĐT) - Bám sát chỉ đạo của ngành, Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT) tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng, triển khai các giải pháp cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý để tăng cường công tác quản lý và BVMT trên địa bàn.
(HBĐT) - Trong nhiều năm qua, trên địa bàn TP Hòa Bình, nhu cầu sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng. Tuy nhiên, ý thức về bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm nhìn chung còn hạn chế. Trong khi đó, việc quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này chưa được chặt chẽ.