Bể chứa nước với lượng bùn dày 30 cm như minh chứng những bất an  của bà con xã Quy Hậu (Tân Lạc) về nguồn nước.

Bể chứa nước với lượng bùn dày 30 cm như minh chứng những bất an của bà con xã Quy Hậu (Tân Lạc) về nguồn nước.

(HBĐT) - Trong những ngày trung tuần tháng 5, cuộc sống của hàng trăm hộ dân các xóm Cộng, Khang 1, Khang 2, Khang 3, Dom của xã Quy Hậu (Tân Lạc) khốn đốn vì nước sinh hoạt hàng ngày không có, nước phục vụ sản xuất cũng không. Thực trạng trên bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đầu tư dự án trồng và phát triển rừng Lâm Quế, trụ sở tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình thi công san ủi đã đắp hồ chứa nước, chặn ngang dòng chảy tự nhiên của suối.

 

Khó kể hết những khó khăn của hộ dân trong những ngày không có nước sinh hoạt. Cây lúa đang trong thời kỳ trỗ bông rất cần tưới dưỡng nhưng cũng không có nước tưới. Trừ một số hộ có bể trữ nước duy trì sử dụng tiết kiệm, nhiều hộ rơi vào tình cảnh không có nước kể cả cho nhu cầu cốt yếu hàng ngày như nấu nướng, tắm, giặt... Điều này khiến các hộ dân vô cùng lo lắng, bất an. ông Bùi Văn Thông ở xóm Khang 1 cho biết: Từ nhiều năm nay, nguồn nước mạch trên núi được chảy về các bể lọc trước khi dẫn về từng hộ qua hệ thống đường ống. Do bị chặn dòng, dân cư không có nước dùng, gây bức xúc.

 

Khu vực dự án trồng và phát triển rừng Lâm Quế theo bản đồ địa giới 672 trước đây thuộc xóm Dom, xã Quy Hậu. Sau này, khi kiểm tra lại bản đồ địa giới 364 thuộc xóm Nếp, xã Tây Phong (Cao Phong). Do bức xúc, vào hồi 14h30’ ngày 10/5, một số người dân đã kéo đến khu vực doanh nghiệp đang triển khai dự án với những phản ứng quyết liệt yêu cầu doanh nghiệp trả lại nguồn nước. Sau khi nhận được phản ánh, Công an tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Tân Lạc và UBND huyện Cao Phong đã đến hiện trường, vận động bà con giải tán, không tập trung đông người và có những hành động quá khích gây mất tình hình an ninh trật tự. Mặt khác, làm việc với đại diện doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp dừng ngay việc thi công, múc đất khơi thông dòng chảy tự nhiên của suối.

 

Chiều 11/5 qua ghi nhận của nhóm phóng viên tại hiện trạng xảy ra diễn biến, đơn vị thi công đã tạm dừng hoạt động, khơi lại dòng chảy phía thượng nguồn. Sau ít ngày dòng chảy được khơi lại, hiện tất cả các xóm đều đã có nước về. Để tiếp tục sử dụng được nguồn nước, nhân dân các xóm phải huy động thau lọc bể chứa bởi do quá trình khơi thông dòng chảy, một lượng bùn, đất phía thượng nguồn đi theo dòng nước về bể chứa. Có bể mặc dù đã có hệ thống lọc nhưng bùn, đất lắng xuống đáy bể dày tới 30 cm.

 

Kiến nghị của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc chặn lấp nguồn nước là doanh nghiệp phải dừng hẳn việc thi công. Cùng với đó, nhiều bà con lo ngại, bất an nếu doanh nghiệp tiếp tục thực hiện dự án trên phía nguồn nước sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thủy và gây ô nhiễm môi trường nước.

 

Mới đây, UBND huyện Tân Lạc đã có Báo cáo số 47, ngày 11/5/2016 về việc Công ty CP Lâm Quế thi công làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất của nhân dân xã Quy Hậu. Trước mắt, UBND 2 huyện thống nhất yêu cầu Công ty CP Lâm Quế có trách nhiệm khơi thông dòng chảy tự nhiên của suối. Đồng thời đề nghị lên UBND tỉnh: Tạm đình chỉ việc triển khai thực hiện dự án trồng và phát triển rừng của Công ty này trên địa bàn huyện Tân Lạc và Cao Phong. Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các sở, ngành, UBND 2 huyện để đánh giá lại hiệu quả hoạt động của dự án tác động đến môi trường, điều kiện sống của người dân.    

                                                                        

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Sở NN&PTNT khuyến cáo, vào mùa mưa bão các cơ sở nuôi trồng thủy sản cần chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật, quản lý các loại thủy sản.
Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực thành phố Hoà Bình cải tạo hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn trong mùa mưa bão.

Đồng bộ các giải pháp thực hiện tiêu chí môi trường

(HBĐT) - (HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, tiêu chí số 17 về môi trường được coi là tiêu chí khó với nhiều chỉ tiêu cần thực hiện để đạt theo yêu cầu khi mà ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn đang là vấn đề bức xúc. Trong đó vấn đề đáng quan tâm là ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt và hoạt động sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm môi trường không khí từ các làng nghề thủ công, hoạt động chăn nuôi, thói quen đốt rác; chất rắn sinh hoạt không được thu gom và xử lý hợp vệ sinh; việc sử dụng hoá chất BVTV...

Tổ chức các hoạt động hướng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Công văn chỉ đạo tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2016 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Tiếng gọi thiên nhiên và hành động của chúng ta”. Theo đó, Công văn yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xử phạt gần 4 tỷ đồng 3 cơ sở gây ô nhiễm sông Bưởi

(HBĐT) - Theo Cổng thông tin điện tử Tổng Cục Môi trường, ngày 17/5/2016, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường đã ký ban hành Quyết định xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi với tổng số tiền phạt lên tới gần 4 tỷ đồng, cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo.

Triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật” từ ngày 15/5/ - 15/6/2016

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh năm 2016, trong thời gian từ ngày 15/5 – 15/6/2016, các huyện, thành phố sẽ đồng loạt triển khai “Tháng vệ sinh, tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật”. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất sự gây hại của các loại dịch bệnh động vật, góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm thiệt hại cho KT-XH địa phương.

Phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Công ty CP Mía đường Hoà Bình 480 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 12/5/2016, UBND tỉnh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty CP Mía đường Hòa Bình (tại xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn) 480 tri ệu đồng.

UBND tỉnh chỉ đạo xử lý việc gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi

(HBĐT) - Ngày 13/5/2016, UBND tỉnh có công văn số 456/UBND-NNTN gửi Sở TN&MT; Công an tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND huyện Lạc Sơn về việc xử lý ô nhiễm môi trường sông Bưởi liên quan đến Nhà máy mía đường thuộc Công ty CP Mía đường Hòa Bình xả thải ra môi trường. Công văn nêu rõ:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục