Nước sông Bưởi, đoạn chảy qua xóm Chẹ, xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) trước khi chảy vào địa phận xã Thạch Lâm (Thạch Thành - Thanh Hoá) đã trong xanh trở lại.
(HBĐT) - Xung quanh vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) sông Bưởi, về phía người dân các xã bị ảnh hưởng trực tiếp, lãnh đạo huyện Thạch Thành và tỉnh Thanh Hoá đều đã ghi nhận sự vào cuộc tích cực, quyết liệt, đồng bộ và kịp thời của lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Hoà Bình trong việc phối hợp với tỉnh Thanh Hoá để xử lý vụ việc.
Theo đó, ngày 4/5/2016, nhận được tin báo cá chết, nước sông Bưởi, đoạn chảy qua địa phận xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) và huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) có màu nâu, sủi bọt, bốc mùi hôi thối, cá chết hàng loạt, lãnh đạo UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) khẩn trương phối hợp với các ngành chức năng địa phương kiểm tra. Qua kiểm tra, nhận thấy hiện tượng trên là đúng và xác định nguyên nhân sơ bộ ban đầu là do Nhà máy mía đường (NMMĐ) Hoà Bình đóng tại xóm Bùi, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc NMMĐ Hoà Bình đã thừa nhận việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Điều này cũng đã được đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ chứng thực và khẳng định nguồn xả thải xuất phát từ NMMĐ Hoà Bình chứ không phải do đơn vị nào khác đóng trên địa bàn xã.
Trước sự việc trên, đoàn công tác của tỉnh đã yêu cầu NMMĐ Hoà Bình chấm dứt ngay hành vi xả thải nước thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương của hai tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá xác định, làm rõ nguyên nhân khắc phục sự cố môi trường. Tiếp đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh đã giao Sở TN&MT phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác chỉ đạo, giám sát Công ty CP mía đường Hoà Bình thực hiện chấm dứt xả thải chưa qua xử lý ra môi trường tại sông Bưởi; kiểm tra cụ thể, đề xuất biện pháp giải quyết đối với việc xả thải chưa qua xử lý ra môi trường; phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hoá kiểm tra, xác minh hiện tượng cá chết, nước sông Bưởi bị ô nhiễm và thống nhất biện pháp khắc phục ôNMT trên sông Bưởi, đoạn chảy qua xã Tân Mỹ và một số xã của huyện Thạch Thành. Quá trình kiểm tra, xác minh của các ngành chức năng đã xác định, thống kê thiệt hại về cá nuôi chết trên địa bàn các xã Thạch Quảng, Thành Mỹ, Thạch Cẩm, Thành Vinh (huyện Thạch Thành) vào khoảng 17,5 tấn.
Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo Công ty CP mía đường Hoà Bình tổ chức thăm hỏi, động viên nhân dân các xã bị ảnh hưởng dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Qua đó, Công ty CP Mía đường Hoà Bình đã cam kết hỗ trợ các hộ nuôi cá bị thiệt hại do ảnh hưởng từ việc xả nước thải chưa qua xử lý của nhà máy ra sông Bưởi với đơn giá theo yêu cầu của các hộ dân 80.000 đồng/kg cá. Tổng số tiền Công ty cam kết hỗ trợ cho người dân trên 1,4 tỷ đồng. Việc chi trả, hỗ trợ của Công ty CP mía đường Hoà Bình cho người dân các xã có cá chết từ ảnh hưởng việc xả thải đã được thực hiện xong trong ngày 12/5/2016.
Với hành vi nêu trên, ngày 12/5/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1237/QĐ-UBND về việc xử phạt Công ty CP mía đường Hoà Bình 480 triệu đồng, đình chỉ hoạt động của NMMĐ Hoà Bình trong thời gian 6 tháng. Theo đó, các mức phạt đều ở mức tối đa của khung xử phạt theo thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng với các mức phạt trên, UBND tỉnh cũng yêu cầu Công ty CP mía đường Hoà Bình dừng ngay xả nước thải chưa xử lý ra môi trường. Có biện pháp lưu giữ lượng nước thải còn tồn lưu trong khuôn viên nhà máy tại các hồ chứa, xử lý và báo cáo
Qua kết quả thanh tra đột xuất 3 cơ sở nêu trên. Ngày 17/5/2016, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã ban hành Quyết định xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường sông Bưởi với tổng số tiền lên tới gần 4 tỉ đồng cùng các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo. Trong đó, xử phạt Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng trên 1,9 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động sản xuất 12 tháng; phạt Công ty CP Mía đường Hòa Bình trên 1,7 tỉ đồng, đình chỉ hoạt động Nhà máy 6 tháng; xử phạt ông Nguyễn Ngọc Sáng hơn 194 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 6 tháng.
Có thể nói, công tác chỉ đạo, xử lý vụ xả thải gây ôNMT sông Bưởi của UBND tỉnh đã được thực hiện một cách tích cực, quyết liệt, đồng bộ và kịp thời. Công tác chỉ đạo, xử lý của lãnh đạo UBND tỉnh đã được người dân và cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hoá ghi nhận và đánh giá cao. Chủ tịch UBND huyện Thạch Thành Lê Văn Trinh cho biết: “Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao sự vào cuộc tích cực, kịp thời và hiệu quả của lãnh đạo UBND và các ngành chức năng tỉnh Hoà Bình trong công tác chỉ đạo giải quyết hậu quả vụ xả thải gây ôNMT sông Bưởi”. Cùng chung quan điểm đó, ông Lê Văn Chung, trưởng xóm Lộc Phượng 1, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành (Thanh Hoá) chia sẻ: “ở đây, chúng tôi đa phần là những hộ nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn. Khi NMMĐ Hoà Bình xả thải gây ôNMT làm toàn bộ số cá lồng của các hộ dân nuôi trên sông Bưởi ở xã Thành Vinh và một số xã lân cận bị thiệt hại hoàn toàn. Trước sự việc đó, đã có sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương các cấp, nhất là sự vào cuộc kịp thời của lãnh đạo UBND và ngành chức năng tỉnh Hoà Bình trong việc giải quyết hậu quả, đền bù thiệt hại cho người dân”.
Ngày 18/5, khi chúng tôi về Tân Mỹ, theo phản ánh của lãnh đạo xã và những người dân, hiện tại, nước sông Bưởi đã trong xanh trở lại. Tình trạng nước sông sủi bọt, bốc mùi hôi thối cũng chỉ xảy ra trong ngày 4 - 5/5/2016. Nói như chị Bùi Thị Hiệp, xóm Chẹ, xã ân Nghĩa nhà ở ngay cạnh sông Bưởi: Chỉ mất một, hai hôm nước sông sủi bọt, bốc mùi hôi thối, còn bây giờ nước sông lại trở lại bình thường. Hàng ngày, chúng tôi vẫn lấy nước ở sông về giặt giũ không thấy có hiện tượng gì.
Vụ xả thải nước thải chưa xử lý ra môi trường của NMMĐ Hoà Bình là một bài học đắt giá về công tác quản lý, bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đây cũng là dịp để các cấp, ngành chức năng của tỉnh có sự nhìn nhận, đánh giá lại nhằm tăng cường, nâng cao hơn nữa công tác quản lý về môi trường đối với hoạt động sản xuất của các đơn vị, doanh nghiệp, nhà máy, nhất là ở các khu, cụm công nghiệp tập trung để tránh những hậu quả đáng tiếc, gây ra những sự cố về môi trường như trong vụ việc vừa qua.
PV
(HBĐT_ - Để phục vụ sản xuất và chủ động ứng phó với hiện tượng El Nino, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng chú trọng theo dõi tình hình mực nước ở các hồ chứa, đồng thời đôn đốc các địa phương, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi và chống hạn, sử dụng nước tưới phù hợp với tiến độ sản xuất, chủ động tiết kiệm nước đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm nay, tính đến giữa tháng 5, toàn tỉnh đã trồng được 3.654 ha rừng tập trung, đạt 45,7% kế hoạch. Trong tháng, ngành nông nghiệp đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận lô cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn được 2,7 triệu cây các loại; thiết kế ngoại nghiệp trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ được 2.324 ha.
(HBĐT) - Trong những ngày trung tuần tháng 5, cuộc sống của hàng trăm hộ dân các xóm Cộng, Khang 1, Khang 2, Khang 3, Dom của xã Quy Hậu (Tân Lạc) khốn đốn vì nước sinh hoạt hàng ngày không có, nước phục vụ sản xuất cũng không. Thực trạng trên bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đầu tư dự án trồng và phát triển rừng Lâm Quế, trụ sở tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình thi công san ủi đã đắp hồ chứa nước, chặn ngang dòng chảy tự nhiên của suối.
(HBĐT) - Trong tháng 5, thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, lực lượng chức năng Sở NN&PTNT đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 157 cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp và thực phẩm. Qua đó đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 14 vụ với tổng số tiền 43,9 triệu đồng, cảnh cáo 1 cơ sở; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn thu giữ gần 200 kg nội tạng và sản phẩm động vật không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
(HBĐT) - Để chủ động phòng ngừa, hạn chế thiệt hại cho sản xuất thủy sản trước và trong mùa mưa bão, Sở NN &PTNT vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn và chính quyền cơ sở chủ động triển khai các biện pháp kỹ thuật quản lý các loài thủy sản, trong đó tập trung vào các nội dung:
(HBĐT) - Ngày 17/5/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Quyết định số 1300/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trực thuộc Sở TN&MT trên cơ sở giải thể và tiếp nhận toàn bộ cơ sở vật chất, biên chế của Trạm Quan trắc và phân tích môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường ( Sở TN&MT).