Được tuyên truyền nâng cao ý thức về phòng - chống hạn, nông dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) chủ động đầu tư hệ thống dẫn nước để đảm bảo nước tưới cho diện tích trồng mía tím.
(HBĐT) - Do đặc thù địa hình và cấu tạo địa chất, huyện Yên Thuỷ bao năm nay luôn phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên với cấp độ rủi ro thiên tai ở mức cao hơn so với bình quân chung của tỉnh. Đây là thách thức lớn đặt ra cho chính quyền và người dân huyện Yên Thủy, đòi hỏi huyện phải chủ động các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Theo đánh giá cấp độ rủi ro thiên tai, huyện Yên Thủy là địa bàn thường xuyên phải đối mặt với hai loại hình thiên tai chủ yếu là hạn hán và ngập lụt, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Cụ thể, nhìn lại năm 2015, ngay khi bước vào mùa khô, hạn hán đã xảy ra nghiêm trọng trên địa bàn toàn huyện. Từ đầu tháng 5 đến trung tuần tháng 7, trên địa bàn huyện Yên Thủy liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt độ cao (nhiều ngày nhiệt độ lên trên 380C). Lượng mưa thiếu hụt từ 30 35% so với trung bình nhiều năm. Lượng nước bốc hơi bề mặt lớn làm thiếu hụt trầm trọng dòng chảy. Các hồ chứa trên địa bàn rơi vào tình trạng cạn kiệt. Trước diễn biến ngày càng gay gắt của hạn hán trên diện rộng, Ban Chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) huyện và chính quyền các xã, thị trấn đã đồng loạt triển khai các biện pháp ứng phó. Một mặt, tổ chức tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm và tích cực chuyển sang trồng các cây trồng cạn có nhu cầu nước tưới ít. Mặt khác, chỉ đạo tăng cường thực hiện các biện pháp chống hạn truyền thống như quản lý chặt chẽ lượng nước trong hệ thống hồ, đập, điều tiết nước hợp lý, đẩy mạnh công tác thủy lợi, huy động máy bơm dã chiến để cứu diện tích cây trồng bị hạn Theo UBND huyện Yên Thủy, nhờ chủ động triển khai nên các biện pháp ứng phó với hạn hán đã phát huy tác dụng. Đây cũng là các biện pháp trọng tâm để ứng phó hiệu quả với nguy cơ hạn hán năm 2016 - được dự báo là sẽ đặc biệt gay gắt do tiếp tục chịu ảnh hưởng của hiện tượng ElNino. Thời gian cao điểm phòng - chống hạn năm nay được xác định từ đầu tháng 5 đến trung tuần tháng 7/2016.
Do đặc thù địa hình, sinh thủy và cấu tạo địa chất, huyện Yên Thủy là vùng đất chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng. Điều này đồng nghĩa với việc, song song cùng nỗ lực ứng phó với thiên tai hạn hán, địa phương này phải tích cực xây dựng các phương án phòng - chống lũ lụt và tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa bão hàng năm. Đối với năm nay, địa bàn trọng điểm phòng- chống lũ lụt tiếp tục được xác định là các xã ven sông Lạng như: Lạc Lương, Đa Phúc, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đoàn Kết, Ngọc Lương. Đặc biệt, vùng có nguy cơ ngập lụt cao nhất là hai xã Lạc Thịnh và Yên Lạc. Hai xã này cùng với hai xã ân Nghĩa và Tân Mỹ của huyện Lạc Sơn là những nơi thường xuyên hứng chịu những trận lũ lớn, gây ngập lụt cả một vùng rộng.
Được biết, địa phận huyện Yên Thủy nằm ở hạ lưu sông Bưởi chảy qua đất Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa), các lưu vực suối chủ yếu chảy trên địa hình trũng thấp, độ dốc không lớn. Tuy lũ quét không có điều kiện phát sinh và tàn phá nhưng nơi đây chủ yếu phải hứng chịu các trận lũ, ngập úng rất nặng nề. Đơn cử như mùa mưa năm 2015, chỉ riêng 2 ngày 17 18/9, tổng lượng mưa phổ biến đạt trên 300 mm đã gây ngập úng cục bộ tại các xã, thị trấn. Sau đó, liên tiếp các đợt mưa lớn trên diện rộng cuối tháng 9 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Rút kinh nghiệm từ công tác phòng chống lũ bão hàng năm, đến thời điểm này, huyện Yên Thủy đang gấp rút triển khai kế hoạch phòng chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) năm 2016 với phương châm phòng tránh là chính, chủ động khắc phục hậu quả nhanh chóng và hiệu quả. Theo đó sẽ mau chóng kiện toàn Ban chỉ huy PCLB&TKCN và các tiểu ban từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị; thành lập các đội cứu hộ, cứu nạn và phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên; đồng thời, rà soát và tiếp ứng các loại vật tư cần thiết như thuyền máy, xuồng máy, phao cứu sinh, rọ sắt, thuốc phòng bệnh... Đối với các vùng có nguy cơ ngập lụt cao, phương châm 4 tại chỗ được đặc biệt chú trọng với quyết tâm bảo toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân. Năm nay, cơ quan thường trực PCLB&TKCN tiếp tục đặt tại Phòng NN&PTNT huyện, trực ban 24h/24h có trách nhiệm theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết để nắm bắt tình hình và chỉ đạo thực hiện. Ngoài ra, trong những ngày mưa bão sẽ huy động nhân lực từ các xã, thị trấn để phối hợp với lực lượng thuỷ lợi làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, kịp thời phát hiện sự cố và ẩn hoạ để báo cáo ngay về Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện. Các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, lực lượng ứng cứu toàn dân... cũng sẵn sàng tham gia theo kế hoạch. Đây được xác định là công tác trọng tâm trong các tháng 5 - 9/2016 với quyết tâm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai lũ bão gây ra.
Thu Trang
(HBĐT) - Tính từ mùa mưa bão năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã xảy ra nhiều trận giông, lốc, mưa lũ cùng các rủi ro khác với thiệt hại khoảng hơn 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, bằng sự chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết, khẩn trương khắc phục hậu quả, đời sống sản xuất và sinh hoạt của hộ gặp thiên tai sớm được phục hồi.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hòa Bình lúc 16h10 ngày 25/5/2016, do chịu ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lục địa với hoạt động của rãnh áp thấp có trục Tây Bắc – Đông Nam, kết hợp với hội tụ gió trên cao.
(HBĐT) - Ngày 24/5, BCH Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hoà Bình đã có công điện khẩn gửi đến BCH Phòng chống thiên tai và TKCN các Sở Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Giao thông vận tải, Y tế; Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh; Đài PT-TH tỉnh; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các huyện, thành phố.
(HBĐT_ - Để phục vụ sản xuất và chủ động ứng phó với hiện tượng El Nino, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng chú trọng theo dõi tình hình mực nước ở các hồ chứa, đồng thời đôn đốc các địa phương, Công ty khai thác công trình thuỷ lợi tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi và chống hạn, sử dụng nước tưới phù hợp với tiến độ sản xuất, chủ động tiết kiệm nước đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho sản xuất.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm nay, tính đến giữa tháng 5, toàn tỉnh đã trồng được 3.654 ha rừng tập trung, đạt 45,7% kế hoạch. Trong tháng, ngành nông nghiệp đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận lô cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn được 2,7 triệu cây các loại; thiết kế ngoại nghiệp trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ được 2.324 ha.
(HBĐT) - Trong những ngày trung tuần tháng 5, cuộc sống của hàng trăm hộ dân các xóm Cộng, Khang 1, Khang 2, Khang 3, Dom của xã Quy Hậu (Tân Lạc) khốn đốn vì nước sinh hoạt hàng ngày không có, nước phục vụ sản xuất cũng không. Thực trạng trên bắt nguồn từ việc doanh nghiệp đầu tư dự án trồng và phát triển rừng Lâm Quế, trụ sở tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình thi công san ủi đã đắp hồ chứa nước, chặn ngang dòng chảy tự nhiên của suối.