(HBĐT) - Ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH14. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và thay thế Luật Thanh niên số 53/2005/ QH11.
So với Luật Thanh niên năm 2005, Luật năm 2020 có nhiều điểm mới, trong đó có một số điểm đáng chú ý như sau:
1. Luật Thanh niên năm 2020 gồm 7 chương, 41 điều, tăng 1 chương và 5 điều.
2. Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2020 không quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cơ bản mà quy định thành 1 điều chung, quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ chung của thanh niên. Đồng thời, dành 1 chương quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên.
3. Nguồn lực thực hiện chính sách Nhà nước đối với thanh niên, tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2020 quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp.
Luật quy định tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên, nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.
Quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên.
4. Về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên.
Luật Thanh niên năm 2020 quy định chính sách khung, chính sách cụ thể có tính chất định hướng trên các lĩnh vực về lao động, việc làm; khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; văn hóa, thể dục, thể thao, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời quy định chính sách đối với một số nhóm thanh niên, cụ thể như: Chính sách hỗ trợ thanh niên tài năng, thanh niên khởi nghiệp; thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thanh niên dân tộc thiểu số.
(Còn nữa)
Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)
(HBĐT) - Sở Nội vụ có Văn bản số 3497, ngày 21/12/2020 về việc "tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới”.
(HBĐT) - Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) và sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
(HBĐT) - Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 28/2020/TT-BCT, ngày 16/11/2020 quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2017/ NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN).
(HBĐT) - Luật Chăn nuôi được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. Pháp lệnh Giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành.
(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật quy định tại Thông tư số 21/2020/TT-BYT về hướng dẫn thực hành cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh (KCB) đối với bác sỹ y khoa.
(HBĐT) - Đây là nội dung nổi bật tại Nghị quyết số 172/NQ-CP về chính sách phát triển nghề công chứng (CC).