(HBĐT) - 3. Quản lý môi trường đối với dự án đầu tư Luật BVMT năm 2020 thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Luật cũng đặt ra các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường nhằm thực hiện mục tiêu bảo đảm người dân Việt Nam được hưởng chất lượng môi trường ngang bằng với các nước trên thế giới, hài hòa với quy định của quốc tế để góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu.


Luật đã tiếp cận phương pháp quản lý môi trường xuyên suốt, khoa học đối với dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường. Theo đó, dự án đầu tư được phân thành 4 nhóm: Có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, có nguy cơ, ít có nguy cơ hoặc không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Tương ứng với từng đối tượng dự án cụ thể, cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ áp dụng các cơ chế quản lý phù hợp, cụ thể là:

- Quy định chỉ đối tượng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (Nhóm I) mới phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường.

- Áp dụng đầy đủ các công cụ môi trường để quản lý, sàng lọc dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (đánh giá sơ bộ tác động môi trường, ĐTM, cấp GPMT nếu phát sinh chất thải); đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường được cấp GPMT ngay từ giai đoạn nghiên cứu khả thi và tổ chức hậu kiểm (thông qua thanh tra, kiểm tra) khi dự án đi vào hoạt động hoặc chỉ phải đăng ký môi trường (không phải là thủ tục hành chính, được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, đơn giản) tại UBND cấp xã. Bên cạnh đó, Luật cũng cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính thông qua việc tích hợp toàn bộ các giấy phép, giấy xác nhận về môi trường vào chung 1 GPMT và bãi 7 bỏ các giấy phép có liên quan;

- Xác lập lại đúng vai trò hoạt động quan trắc chất thải của doanh nghiệp, Luật quy định các đối tượng xả nước thải, bụi, khí thải lớn ra môi trường phải quan trắc định kỳ; đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục bao gồm các cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải trung bình trở lên và cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng phát thải lớn, các khu, cụm công nghiệp. Đối tượng, thông số, tần suất quan trắc cụ thể sẽ do Chính phủ quy định để phù hợp với điều kiện phát triển khoa học, công nghệ và yêu cầu BVMT trong từng thời kỳ.

4. Chế định về thẩm quyền quản lý Nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất

Việc thực hiện song song thủ tục cấp giấy phép, giấy xác nhận về môi trường (do cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT thực hiện) với cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (do cơ quan quản lý Nhà nước về công trình thủy lợi thực hiện) trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, không bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp về tài nguyên nước.

Để khắc phục vấn đề này, Luật BVMT năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, xả nước thải vào công trình thủy lợi mà lồng ghép nội dung này trong GPMT nhằm thống nhất trách nhiệm, thẩm quyền và nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; đồng thời giảm thủ tục hành chính mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Luật phân cấp mạnh mẽ cho địa phương thông qua chế định giao UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp các bộ có liên quan thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (quy định hiện hành phân cấp các Bộ, ngành đều có thể thẩm định báo cáo ĐTM), đồng thời quy định các bộ có liên quan có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp tỉnh trong quá trình thực hiện nhằm bảo đảm hiệu quả.

(Còn nữa)


Minh Phượng (TH)

(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Đẩy mạnh thực hiện giảm 2% thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15

(HBĐT) - Tổng cục Thuế có Công điện số 02/CĐ-TCT, ngày 9/2/2022 về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị định số 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Những lưu ý khi nộp lệ phí môn bài năm 2022

(HBĐT) - Để nắm bắt kịp thời việc kê khai, nộp lệ phí môn bài (LPMB) và thực hiện theo đúng quy định, người nộp thuế (NNT) cần lưu ý khi kê khai LPMB năm 2022 để tránh sai sót.

Quy định mới về thu lệ phí trước bạ

(HBĐT) - Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2022/NĐ-CP, ngày 15/1/2022 quy định về lệ phí trước bạ. Theo đó, mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%). Cụ thể, mức thu với nhà, đất 0,5%; mức thu với súng săn, súng dùng để tập luyện, thi đấu thể thao 2%; mức thu với tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn, thuyền, kể cả du thuyền, tàu bay 1%.

Những điểm mới cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường:

Ấn định mức lãi suất cho vay mua nhà ở năm 2022

(HBĐT) - Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1956 ấn định mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2022, đối với dư nợ của các khoản vay mua nhà ở. Mức lãi suất này được quy định là 4,8%/năm, bằng với mức lãi suất năm 2021 và giảm 0,2%/năm so với các năm 2019, 2020.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục