(HBĐT) - Từ ngày 18/7/2022, Thông tư số 29/2022 của Bộ Tài chính về mã số, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và xếp lương ngạch công chức ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ sẽ chính thức có hiệu lực.

Theo đó, Thông tư mới không còn yêu cầu các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong phần tiêu chuẩn trình độ đào tạo của các ngạch công chức chuyên ngành thuế, kế toán, hải quan, thay vào đó, nếu vị trí việc làm yêu cầu thì các ngạch công chức này phải sử dụng thành thạo.

Trước đó, theo Công văn số 2499/BNV-CCVC, Bộ Nội vụ đề xuất sẽ có 74 ngạch công chức sẽ được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Và mới đây đã áp dụng với công chức chuyên ngành hành chính, văn thư, tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV.

 L.C (TH)


Các tin khác


Mức giảm giá cước dịch vụ bưu chính không vượt quá 50% giá cước gần nhất

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 1/6/2022, Nghị định số 25/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2011/NĐ-CP, ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính. Trong đó, Nghị định bổ sung Điều 15đ về khuyến mại trong cung ứng dịch vụ bưu chính.

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh 

(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 01/2022/TT-VPCP hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/6/2022.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với viên chức ngành y tế

(HBĐT) - Từ ngày 10/6/2022, không còn quy định yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. Đây là điểm mới tại Thông tư số 03/2022/TT-BYT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 26/4/2022.

Đẩy mạnh triển khai ứng dụng eTax Mobile nộp thuế điện tử của cá nhân

(HBĐT) - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế thông qua việc tăng cường cung cấp các dịch vụ thuế điện tử để đồng hành, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) tốt hơn, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu "Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025” và "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ.

Những nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (TN, TG) được Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ hai thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. So với Pháp lệnh TN, TG và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP, ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh TN, TG, Luật đã có những thay đổi, bổ sung nhiều nội dung, quy định mới, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn quyền, nghĩa vụ của mọi người trong lĩnh vực TN, TG.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục