(HBĐT) - Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TƯ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Theo đó, chương trình đề ra mục tiêu: Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất theo thẩm quyền đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh. Nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng bảo đảm tiết kiệm, bền vững, đạt hiệu quả cao; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm QP-AN; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Hoà Bình phát triển xanh và bền vững. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác quản lý đất đai; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động và trách nhiệm trong việc sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên đất đai.
Để thực hiện các mục tiêu, Tỉnh ủy đề ra 6 chương trình cụ thể gồm: 

- Chương trình 1: Thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quản lý và sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các ngành, các cấp trong công tác tổ chức thực hiện về công tác quản lý, sử dụng đất đai.

- Chương trình 2: Chủ động tham mưu, đề xuất với Chính phủ xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và sử dụng đất đồng bộ với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch theo quy định của pháp luật; thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất đảm bảo công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục theo quy định; công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước và người dân; xây dựng cơ chế xác định giá đất đồng bộ, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định giá đất theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành…

- Chương trình 3: Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số và nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về đất đai nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất; bố trí nguồn lực hợp lý để xây dựng, hoàn thiện đúng tiến độ hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh; bảo đảm quản lý, vận hành, kết nối liên thông và chia sẻ thông tin tập trung, thống nhất từ tỉnh đến huyện, xã. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

- Chương trình 4: Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 

- Chương trình 5: Tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc kéo dài liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Mục tiêu của chương trình nhằm chỉ đạo quyết liệt và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước và chính quyền địa phương trong khắc phục, kịp thời xử lý những hạn chế, khuyết điểm, vướng mắc về đất đai đang tồn tại trên địa bàn tỉnh, 

- Chương trình 6: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của MTTQ; các tổ chức chính trị 

- xã hội và Nhân dân trong quản lý và sử dụng đất. Tăng cường vai trò giám sát của HĐND, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp; phát hiện và phản ánh kịp thời những vướng mắc, bất cập, sai phạm trong thi hành chính sách, pháp luật về đất đai để xử lý kịp thời, hiệu quả.

Đ.H (TH)




Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục