6. Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng:
Pháp lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) không có quy định về những hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng mà chỉ quy định người có hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ biên giới, gây cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của BĐBP thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) năm 2020 đã quy định 7 nhóm hành vi bị nghiêm cấm như: Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu; sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới…
7. Hoạt động cơ bản về biên phòng:
Luật BPVN năm 2020 có 1 chương quy định về hoạt động cơ bản về biên phòng như: Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân; phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động ở vành đai biên giới, khu vực biên giới, qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; hợp tác quốc tế về biên phòng.
8. Nhiệm vụ của bộ đội biên phòng:
Về cơ bản, Luật BPVN năm 2020 kế thừa Pháp lệnh BĐBP về nhiệm vụ của BĐBP, tuy nhiên, Luật có một số quy định mới về nhiệm vụ của BĐBP như:
- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để thực hiện nhiệm vụ và đề xuất với Bộ Quốc phòng, Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về biên phòng;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tham gia phòng chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới…
9. Quyền hạn của bộ đội biên phòng:
Về cơ bản, quyền của BĐBP trong Luật BPVN năm 2020 kế thừa Pháp lệnh BĐBP, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số nội dung như:
 - Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ: Ngoài các trường hợp nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, khi thi hành nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, cán bộ, chiến sỹ BĐBP được nổ súng quân dụng vào tàu thuyền trên biển, sông biên giới, trừ tàu thuyền của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, tàu thuyền có chở người hoặc có con tin để dừng tàu thuyền, thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đối tượng điều khiển tàu thuyền đó tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ;
+ Khi biết rõ tàu thuyền chở đối tượng phạm tội, vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật Nhà nước, ma túy, bảo vật quốc gia cố tình chạy trốn;
+ Khi tàu thuyền có đối tượng đã thực hiện hành vi cướp biển, cướp có vũ trang theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của pháp luật về hình sự cố tình chạy trốn.
- Huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự:
+ Pháp lệnh BĐBP chỉ quy định trong trường hợp chiến đấu, truy lùng, đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, ngăn chặn hành vi phạm tội, cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sỹ BĐBP được sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện giao thông, kể cả người điều khiển phương tiện của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân.
+ Luật BPVN năm 2020 bổ sung thêm trường hợp  tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường nghiêm trọng, cán bộ, chiến sỹ BĐBP được huy động người, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
10. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng:
Chương V, Luật BPVN năm 2020 quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, HĐND, UBND các cấp đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ biên phòng. Thông qua việc quy định cụ thể trách nhiệm riêng cho từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật cũng chỉ rõ các cơ quan, tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp "nền biên phòng toàn dân”, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Sự ra đời của Luật BPVN góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới; hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế. 


Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)

Các tin khác


Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng

(HBĐT) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP, ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng.

Điều kiện được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 15/6/2023, Thông tư số 03/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/ 2017/NĐ-CP.

Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất

(HBĐT) - Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TƯ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống ma túy 

(HBĐT) - Luật Phòng, chống ma túy (PCMT) gồm 8 chương, 55 điều, được Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 30/3/2021, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022. Một số nội dung cơ bản của Luật như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục