Điện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, với nỗ lực trong đầu tư, cải tạo đã giúp nâng cao chất lượng điện năng. Qua đó góp phần thúc đẩy thực hiện các tiêu chí khác trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.


Với những nỗ lực trong đầu tư, cải tạo hạ tầng lưới điện, đến nay các xã trong tỉnh đã đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh chụp tại xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình).

Xã Yên Phú (Lạc Sơn) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022. Đến Yên Phú có thể thấy bộ mặt làng quê ngày càng khang trang, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, hệ thống lưới điện được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Năm 1998, xóm Cọi, xã Yên Phú được đầu tư hạ tầng lưới điện. Nhờ có điện từ khá sớm nên đời sống của người dân trong xóm được cải thiện rất nhiều. Bí thư Chi bộ xóm Cọi Bùi Văn Tỉnh cho biết: Chất lượng điện năng của xóm ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Hệ thống đường dây 0,4kV được đầu tư chạy dọc theo các tuyến đường, đảm bảo tất cả các hộ trong xóm đều có điện sử dụng. Những năm gần đây, chất lượng điện năng ổn định, không còn tình trạng điện yếu, chập chờn. Nhờ đó bà con đã phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tiếp tục chung sức xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.  

Ngoài xã Yên Phú, trong thời gian qua, hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện Lạc Sơn được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Thanh Tùng cho biết, đến nay, tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện cơ bản đạt 100%; 23/23 xã đạt tiêu chí số 4 về điện trong xây dựng nông thôn mới. Năm 2024, trên địa bàn huyện triển khai các dự án đầu tư, cải tạo lưới điện. Trong đó, ngành Điện đang triển khai công trình xây mới các trạm biến áp phân phối khu vực huyện Lạc Sơn với tổng mức đầu tư gần 15 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Dự án Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đang triển khai trên địa bàn 9 xã gồm: Yên Phú, Tự Do, Quyết Thắng, Chí Đạo, Tân Lập, Thượng Cốc, Tân Mỹ, Văn Sơn, Yên Nghiệp. Theo đó, xây dựng mới 6,549 km đường dây 35kV; 10 trạm biến áp; nâng cấp, cải tạo 12,207 km đường dây 0,4kV, tổng mức đầu tư hơn 17 tỷ đồng.

Có thể nói, với những nỗ lực trong đầu tư, cải tạo, chất lượng điện năng ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Theo Sở Công Thương, hiện nay hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài trên 7.300 km. Trong đó, đường dây trung thế dài hơn 2.740 km; đường dây hạ áp dài 4.559 km. Năm 2023, Công ty Điện lực Hòa Bình đã triển khai đầu tư xây dựng mới và cải tạo 14 công trình với tổng mức đầu tư 158,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Dự án Nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình do Sở Công Thương làm chủ đầu tư đã triển khai trên địa bàn 26 xã thuộc 5 huyện. 

Đến nay, hệ thống lưới điện nông thôn trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các xã cơ bản đạt tiêu chí số 4 về điện, với tỷ lệ số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.


Viết Đào

Các tin khác


Huy động trên 16 nghìn tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Hòa Bình đã huy động được trên 16.485 tỷ đồng từ ngân sách và huy động từ các nguồn hợp pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. 

Huyện Tân Lạc: Bình quân đạt 16 tiêu chí nông thôn mới/xã

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Tân Lạc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào vận động nông dân phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững.

Giải ngân vốn 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 đạt 3%

Thống kê kết quả giải ngân nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia đến ngày 31/5, tỉnh Hoà Bình mới giải ngân được 19,1 tỷ đồng, đạt 3% kế hoạch vốn giao năm 2024. Đối với nguồn vốn năm 2022, 2023 được phép kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 đã giải ngân 45,5 tỷ đồng, đạt 23% kế hoạch vốn giao.

Tuổi trẻ huyện Kim Bôi chung tay xây dựng nông thôn mới

Với phương châm mỗi cơ sở Đoàn có ít nhất một hoạt động cụ thể, mỗi đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) có ít nhất một hành động cụ thể, thời gian qua, các cơ sở Đoàn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, khơi dậy sức trẻ tham gia đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên..., góp phần hoàn thiện các tiêu chí và đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại các địa phương.

Xã Đoàn Kết vượt khó xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc, mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống cho người dân, sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2018, cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân xã Đoàn Kết, huyện Yên Thuỷ tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt NTM nâng cao vào năm 2025.

Huyện Yên Thủy: Lan tỏa phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn

Trong những năm qua, phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thủy có sức lan tỏa mạnh mẽ, ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực. Nhiều người dân tự nguyện hiến đất, góp công, góp sức cùng chính quyền đầu tư, xây dựng đường giao thông nông thôn, góp phần không nhỏ hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Từ năm 2023 đến nay, người dân trong huyện đã hiến trên 13.590 m2 đất để xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục