Những năm qua, từ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm của kênh Trung ương Đoàn (vốn 120), nhiều thanh niên trong tỉnh đã có cơ hội được vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, vươn lên phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương.
Vốn 120 góp phần hỗ trợ anh Lý Trần Thành, Phó Bí thư chi đoàn thôn Gốc Xanh, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) có công việc, thu nhập ổn định.
Trước đây, gia đình đoàn viên Quách Thị Miền, chi đoàn xóm Cóm, xã Đông Lai gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Với mong muốn khởi nghiệp trên quê hương, vợ chồng chị Miền dự định đầu tư chăn nuôi nhưng thiếu vốn. May mắn, qua rà soát của Huyện Đoàn Tân Lạc và NHCSXH huyện, gia đình chị Miền đủ điều kiện vay nguồn vốn 120. Với khoản vay được giải ngân 100 triệu đồng, vợ chồng chị Miền mua 4 con bò về nuôi sinh sản và nuôi thêm lợn. Đến nay, 4 con bò phát triển tốt và sinh sản, nhân đàn. Chị Miền cho biết: Đây là nguồn vốn có ý nghĩa lớn đối với gia đình tôi. Để chăn nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế, gia đình trồng thêm cỏ voi. Rất cảm ơn Đoàn Thanh niên và NHCSXH đã tạo điều kiện cho vay vốn, cũng như hỗ trợ để gia đình sử dụng vốn vay hiệu quả.
Cũng như gia đình chị Miền, tại huyện Lạc Thủy, nguồn vốn 120 đã hỗ trợ Dự án chăn nuôi gia cầm, thủy cầm của anh Lý Trần Thành, Phó Bí thư chi đoàn thôn Gốc Xanh, xã Phú Nghĩa. Mô hình đã giúp anh Thành và gia đình có công việc và thu nhập ổn định. Hiện nay, anh Thành đã có đầu ra cho sản phẩm, nhất là vào dịp cuối năm khi nhu cầu thị trường tăng cao. Đã có nhiều bạn trẻ đến học hỏi mô hình của anh với mong muốn có thể tự mình khởi nghiệp để làm giàu cho gia đình và địa phương.
Cũng tại huyện Lạc Thủy có anh Đinh Minh Tâm, Đoàn xã An Bình - chủ của một xưởng chế biến gỗ với thu nhập trên 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 15 - 20 công nhân với thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng; anh Lê Đức Cảnh là chủ dự án "Kinh doanh dịch vụ quảng cáo”… Từ nguồn vốn 120 của Trung ương Đoàn, nhiều đoàn viên, thanh niên đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập, vươn lên phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương. Nhiều dự án do thanh niên làm chủ đem lại thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm…
Đồng chí Nguyễn Như Quỳnh, Trưởng ban Phong trào Tỉnh Đoàn cho biết: Thực hiện Kế hoạch số 165/KH-UBND, ngày 23/8/2023 của UBND tỉnh về việc hỗ trợ thanh niên tỉnh Hòa Bình khởi nghiệp, giai đoạn 2023 – 2030, trong năm 2023, Tỉnh Đoàn đã tích cực rà soát các mô hình khởi nghiệp, phát triển kinh tế của ĐVTN và tuyên truyền về nguồn vốn 120. Theo đó, trong năm đã giải ngân cho vay 637 triệu đồng vốn 120. Cùng với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH và nhiều hoạt động tích cực như: thành lập, duy trì các tổ nhóm trợ giúp vốn hỗ trợ nhau khởi nghiệp; phối hợp NHCSXH tập huấn về công tác quản lý nguồn vốn; thông tin các chương trình vay vốn cho cán bộ Đoàn các cấp, tổ trưởng tổ vay vốn. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi để hỗ trợ ĐVTN sử dụng vốn vay hiệu quả. Bên cạnh đó, cán bộ Đoàn nắm được tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN. Thanh niên có nhu cầu vay vốn sẽ được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ…
Trong thời gian tới, để nguồn vốn giải quyết việc làm 120 kênh Trung ương Đoàn tiếp tục hỗ trợ thanh niên có thêm động lực, quyết tâm vươn lên làm giàu, giúp thanh niên giảm bớt khó khăn, gánh nặng trong vấn đề vốn vay, tổ chức Đoàn sẽ tiếp tục theo dõi, quản lý, hướng dẫn thanh niên sao cho phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn 120; rà soát nhu cầu vay vốn của thanh niên để hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, cổ vũ thanh niên thay đổi tư duy, đổi mới sáng tạo, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị với tổ chức Đoàn, Hội các cấp khi gặp khó khăn trong quá trình lập nghiệp, khởi nghiệp tại địa phương…
Hồng Duyên
(HBĐT) - Với những thuận lợi như tại huyện có khu công nghiệp, trên địa bàn có gần 40 doanh nghiệp đang hoạt động, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thực hiện và phát huy tốt hiệu quả chương trình giải quyết việc làm cho lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%.
(HBĐT) - Thời gian qua, Hợp tác xã Dịch vụ và Phát triển nông lâm nghiệp nông thôn Tùng Dương, xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc (HTX Tùng Dương) triển khai hiệu quả mô hình "Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (xuất khẩu lao động - XKLĐ) được Đảng, Nhà nước thúc đẩy nhằm giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Cùng với các địa phương trong huyện và tỉnh, người trong độ tuổi lao động của xã Hợp Phong (Cao Phong) đang nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia chương trình.
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường lao động tại huyện Yên Thủy đạt được kết quả quan trọng. Bên cạnh việc làm trong các ngành nghề truyền thống như trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương, một bộ phận lao động nông thôn, chủ yếu là lao động trẻ tích cực tham gia thị trường việc làm trong nước, ngoài nước.
(HBDDT) - Cách đây ít năm, chị Bùi Thị Phưởng, hội viên nghèo chi hội xóm Chiềng Vang 1, xã Tân Lập (Lạc Sơn) được vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn phụ nữ khởi nghiệp. Gia đình chị đầu tư vào con giống, xây chuồng trại, thức ăn chăn nuôi ban đầu để từng bước phát triển quy mô đàn gia cầm.
(HBĐT) - Nhà máy may Hồ Gươm của Tập đoàn Hồ Gươm được xây dựng và đi vào hoạt động trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc đã giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Hiện nay, nhà máy có quy mô 10 dây chuyền sản xuất với khoảng 500 lao động tham gia.