Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 729/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình truyền thông về biển và đại dương đến năm 2030.
Nhận diện và tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động về chủ quyền biển, đảo. Ảnh: baochinhphu.vn
Theo đó, đến năm 2025, 100% các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, báo đối ngoại có chuyên trang, chuyên mục về biển và đại dương trên các sản phẩm thông tin (báo, bản tin, tạp chí in, trang thông tin điện tử, kênh phát thanh, truyền hình) của cơ quan. 100% các bộ, ngành có liên quan đến quản lý nhà nước về biển và hải đảo, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chuyên mục về biển và đại dương trên trang thông tin điện tử của cơ quan.
Hằng năm, 100% phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, lãnh đạo cơ quan báo chí, những người làm công tác thông tin, tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến biển và đại dương tại các cơ quan báo chí, truyền thông, xuất bản ở Trung ương và địa phương, cán bộ thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại được tập huấn, cập nhật về hệ thống chính sách, pháp luật, kiến thức cơ bản về biển và đại dương.
Đến năm 2030, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, tư thục và quốc tế thực hiện hoạt động truyền thông về biển và đại dương thông qua việc lồng ghép nội dung liên quan vào một số môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo. Hằng năm, phấn đấu hơn 80% các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước tham gia hoạt động truyền thông về biển và đại dương (trực tiếp hoặc gián tiếp, tùy theo quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức, đơn vị).
Phạm vi không gian của Chương trình là toàn quốc, các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, trong đó ưu tiên 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; tại một số quốc gia có đông người Việt Nam sinh sống, làm việc và học tập; các quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam.
Nội dung tập trung truyền thông chính sách và pháp luật có liên quan đến biển, hải đảo (gồm cả luật pháp quốc tế); vị trí, vai trò, tầm quan trọng của biển và đại dương; quyền và lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông; tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; phát triển bền vững kinh tế biển.
Đối tượng truyền thông là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang; người dân; doanh nghiệp; người Việt Nam ở nước ngoài; học sinh, sinh viên; người nước ngoài.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chương trình là xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, hoạt động truyền thông về biển và đại dương của các bộ, ngành và địa phương. Cụ thể, truyền thông chủ trương, chính sách, pháp luật về biển, hải đảo (ngay từ khi soạn thảo các dự án, dự thảo văn bản pháp luật về biển và đại dương); vị trí, vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành và địa phương; tiềm năng, lợi thế, tình hình phát triển kinh tế biển Việt Nam gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển; truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa biển của người Việt qua các thời kỳ lịch sử.
Truyền thông về nội hàm, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững 06 ngành kinh tế biển xác định trong Nghị quyết số 36-NQ/TW: du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này với các chương trình, đề án, dự án truyền thông, tuyên truyền khác có liên quan để triển khai có hiệu quả Chương trình.
Nhiệm vụ và giải pháp khác của Chương trình là khen thưởng, động viên kịp thời các tổ chức cá nhân; ngăn chặn, xử lý thông tin sai lệch. Cụ thể, kịp thời tuyên dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình; nhận diện và tuyên truyền phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động về chủ quyền biển, đảo; kịp thời phản ánh, phê phán, kiến nghị xử lý những quan điểm, hoạt động, hành vi trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biển, hải đảo, cũng như luật pháp quốc tế về biển; hoạt động khai thác trái phép tài nguyên biển và vi phạm chủ quyền biển quốc gia. Đồng thời, xây dựng và tổ chức các giải thưởng, cuộc thi truyền thông về biển và đại dương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tham gia các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về biển và đại dương.
Theo Baotintuc
Chiều 6/6, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cho biết: Vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 5/6, tại khu vực biển cách mép phía Bắc vùng chống lấn Việt Nam - Malaysia khoảng 4,5 hải lý, trong quá trình tuần tra, kiểm soát, Tàu CSB 4035 phối hợp với Tổ công tác của BTL Vùng Cảnh sát biển 4 đã phát hiện 2 tàu cá mang số hiệu TG 93979 TS và TG 92267 TS có dấu hiệu nghi vấn và đã ra tín hiệu dừng tàu để kiểm tra hành chính.
Ngày 5/6, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tiến hành khai mạc Triển lãm sách và Báo cáo chuyên đề về biển và hải đảo Việt Nam.
(HBĐT) - Trở về sau chuyến thăm quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 cùng đoàn công tác của tỉnh và các tỉnh, đơn vị bạn trong nước, Phó Chủ tịch TT UBMTTQ tỉnh Đặng Bích Ngọc vô cùng xúc động về hình ảnh những quân, dân ngày đêm gắn bó, canh gác, bảo vệ biển trời quê hương. Ngay khi bước lên boong tàu tàu Kiểm ngư 490 vượt sóng vươn khơi, các thành viên trong đoàn trào dâng niềm tự hào, tinh thần dân tộc. Ai cũng phóng tầm mắt ra xa, hướng về Trường Sa thân yêu và khóe mắt bỗng cay cay khi phần chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc dần hiện ra.
Kiểm ngư là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thuộc Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chức năng tuần tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật thủy sản; tham gia phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ an ninh, trật tự và chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế biển trong đó có du lịch biển sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội sau đại dịch. Tuy nhiên, phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, một lần nữa, việc ngăn chặn rác thải nhựa gây ô nhiễm biển tiếp tục được các địa phương rốt ráo thực hiện.