Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch tỉnh Bình Thuận vừa tổ chức chuyến khảo sát tour du lịch xanh tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận).
Tham gia chuyến khảo sát có các cơ quan báo, đài địa phương, các đơn vị lữ hành, công ty tour trong và ngoài tỉnh.
Đoàn đã đến khảo sát một số điểm như: hang Yến, bãi tắm tiên, giếng Tiên, hang Ba Hòn, đền thờ Ông Nam Hải, khu bảo tồn rùa biển… Đây là những điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, dã ngoại.
Cùng với đó, đoàn còn tham gia trải nghiệm các dịch vụ như: lặn ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái biển, sinh hoạt dã ngoại… Ngoài ra, đoàn khảo sát còn phối hợp với các đơn vị thực hiện tuyên truyền về bảo tồn và giữ gìn đa dạng sinh học, bảo tồn rùa biển, không sử dụng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển, môi trường du lịch xanh.
Theo Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh, chuyến khảo sát nhằm đánh giá tiềm năng, hướng tới xây dựng tour du lịch mới, có trách nhiệm với môi trường, khám phá môi trường sinh thái biển.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau cách đất liền khoảng 10km, diện tích của đảo rộng 140ha. Toàn bộ diện tích của khu bảo tồn biển rộng khoảng 12.500ha bao gồm cả diện tích đảo cùng vành đai bảo vệ và các vùng lõi, vùng đệm, vùng phục hồi sinh thái…
Đây là khu bảo tồn có hệ sinh thái đa dạng gồm rạn san hô, thảm cỏ biển và cũng là nơi sinh sống, là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và sinh thái quan trọng, trong đó có rùa biển, loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Năm 2019, Khu bảo tồn biển Hòn Cau được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái bền vững có sự tham gia của cộng đồng. Đến thời điểm này, các đơn vị liên quan vẫn đang trong quá trình chuẩn bị cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết để triển khai đề án này.
Mục tiêu của đề án nhằm phát huy lợi thế của khu bảo tồn biển, phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ phù hợp có sự tham gia của cộng đồng; từ đó, tạo sinh kế cho người dân và tạo thêm nguồn tài chính phục vụ quản lý, bảo tồn biển, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Đồng thời, góp phần quản lý chặt chẽ, đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch, bảo tồn biển và tạo thêm điểm đến độc đáo cho du khách trong chuỗi các điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận, góp phần phát triển ngành du lịch huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
TheoBaotintuc
Chiều 21/7, diễn ra buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao.
Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 (Lữ đoàn 167), đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại của Quân chủng Hải quân nhân dân đã trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, khẳng định vai trò là lực lượng chủ lực của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Lữ đoàn Tàu pháo - Tên lửa 167 (Lữ đoàn 167), đơn vị tàu chiến đấu mặt nước hiện đại của Quân chủng Hải quân nhân dân đã trải qua 9 năm xây dựng và trưởng thành, khẳng định vai trò là lực lượng chủ lực của Vùng 2 Hải quân trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức hiểu biết của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua "Dân vận khéo” và "Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, ngày 6/7, tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), Hải đội 102 thuộc BTL Vùng Cảnh sát biển 1 đã điều động 30 cán bộ, chiến sĩ hành quân về xã Xuân Lam để giúp địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
"Từ năm 1925, Sở Hải dương học nghề cá Đông Dương (Viện Hải dương học Nha Trang ngày nay) đã đưa tàu De Lanessan ra quần đảo Hoàng Sa (hiện nay thuộc thành phố Đà Nẵng) nghiên cứu khoa học tại các đảo, rạn san hô, dòng hải lưu, nguồn lợi thủy sản, thủy văn... Sau đó, tàu xuống nghiên cứu quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Qua những đợt nghiên cứu như vậy, đã công bố các báo cáo quan trọng cho cộng đồng thế giới biết về biển, đảo Việt Nam” - Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang thông tin.