Ngày 24/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trắc nghiệm trên internet "Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và đầm phá Thừa Thiên - Huế” năm 2022.
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Hoàng Khánh Hùng nhấn mạnh: Biển, đảo có vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân. Cuộc thi trắc nghiệm trên internet "Tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam và đầm phá Thừa Thiên - Huế” được tổ chức nhằm nâng cao kiến thức và nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam và đầm phá Thừa Thiên - Huế trong tình hình hiện nay.
Thành viên Ban tổ chức cuộc thi bấm nút phát động cuộc thi.
Cuộc thi được tổ chức với hình thức thi trắc nghiệm hàng tuần trên internet. Tuần thi thứ nhất bắt đầu vào lúc 10 giờ ngày 24/10/2022, kết thúc vào 9 giờ thứ hai tuần kế tiếp. Tất cả công dân Việt Nam đang công tác, sinh sống và học tập ở Việt Nam đều có thể tham gia dự thi theo địa chỉ https://thibiendao.thuathienhue.gov.vn/. Lễ tổng kết và khen thưởng dự kiến tổ chức vào đầu tháng 12/2022.
Nội dung thi tập trung vào kiến thức về biển Đông và vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh và tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; Luật pháp quốc tế liên quan đến biển, đảo; quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và một số văn bản của tỉnh liên quan đến biển, đảo; một số luật, bộ luật liên quan đến biển, đảo; chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh và tầm quan trọng của vùng biển, đảo và đầm phá Thừa Thiên - Huế.
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển trải dài theo suốt chiều dài của đất nước với diện tích vùng biển, đảo rộng gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm của dân tộc. Tỉnh Thừa Thiên - Huế có đường bờ biển dài 128 km với nhiều bãi biển đẹp và danh lam thắng cảnh; trong đó, có vịnh Lăng Cô được công nhận là "Vịnh đẹp thế giới”. Đồng thời, Thừa Thiên - Huế cũng sở hữu vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 22.000 ha, trải dài 70 km đi qua địa phận của thành phố Huế và 4 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc; có tác dụng là vùng điều hòa khí hậu, điều tiết lũ lụt và làm giảm khả năng ngập úng cho vùng đồng bằng. Đây cũng là nơi có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài thực vật, động vật có giá trị kinh tế cao… Tất cả những điều đó tạo nên tiềm năng lớn để phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá, ven biển nói riêng và kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung; góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
TheoBaotintuc
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang vừa ký Quyết định 1254/QĐ – BGTVT phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam. Đáng chú ý trong đề án này, mục tiêu đặt ra là đến 2030, đội tàu biển Việt Nam đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu.
Rùa biển (Chelonioidea) là loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu và đang được sự quan tâm bảo vệ của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc hợp tác biển, đặc biệt trong bối cảnh tình hình khu vực Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, trong những năm qua chúng ta đã xác định hợp tác biển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai đường lối và chính sách đối ngoại phục vụ xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, lợi ích quốc gia dân tộc trên biển.
Chiều 27/9, Quân chủng Hải quân cho biết: Tính đến 15 giờ cùng ngày, đã có 152 tàu cá của các ngư dân vào các âu tàu, lòng hồ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) neo đậu tránh trú bão Noru an toàn.
Chiều 26/9, Quân chủng Hải quân cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão Noru (bão số 4); thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Lữ đoàn 146, cán bộ, chiến sĩ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đang tích cực triển khai kế hoạch phòng, chống bão với phương châm "4 tại chỗ”.
Theo Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, tại các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang sẽ triển khai Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.