Theo Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững, tại các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Kiên Giang sẽ triển khai Dự án thí điểm gắn khai thác, dịch vụ nghề cá với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại cảng cá, làng chài, làng nghề truyền thống ven biển.
Du khách tham quan mô hình nuôi thủy sản trên Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Ảnh: TTXVN.
Theo Quyết định 1090/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030, ưu tiên thí điểm phát triển du lịch cộng đồng nghề cá ven biển góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, nhất là bản sắc văn hóa của các vùng miền ven biển, góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân đồng thời thay đổi nhận thức về sinh kế để giảm nghèo bền vững.
Trong đó, từ năm 2022 - 2030, mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một mô hình thí điểm du lịch cộng đồng tại các làng (xã) ven biển tại mỗi địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025 và nhân rộng ra các tỉnh, thành phố ven biển có điều kiện phù hợp.
Chuyển đổi một số tàu cá khai thác sang phục vụ phát triển du lịch. Hỗ trợ quy hoạch, đầu tư hạ tầng tại các điểm phát triển du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; hỗ trợ đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, Chương trình ưu tiên 5 dự án: Dự án dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản hiệu quả; Dự án thí điểm thiết lập chợ đầu mối thủy sản, chợ bán đấu giá hải sản gắn với các cảng cá, trung tâm nghề cá của vùng, khu vực; Dự án nâng cao thương hiệu, giá trị của hải sản Việt Nam; Dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản sản phẩm; Dự án xây dựng mô hình quản trị số hoạt động khai thác thủy sản ở Việt Nam.
Theo QĐND
Sau hơn 5 năm triển khai, Chương trình "Cảnh sát biển (CSB) đồng hành với ngư dân” thực sự mang lại hiệu quả với nhiều cách làm sáng tạo. Ngoài hiệu quả trong công tác tuyên truyền, chương trình còn huy động được hơn 45 tỷ đồng thực hiện công tác an sinh xã hội, hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển. Qua đó, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh, thực thi nghiêm pháp luật và bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh trật tự, an toàn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Giữ gìn và phát huy truyền thống "Kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSBVN) luôn thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, vững vàng nơi đầu sóng.
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, lực lượng này đang tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp công tác để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm ma túy hoạt động trên biển.
Biển và hải đảo là không gian phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng. Để trở thành quốc gia mạnh về biển Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới.
Trong hai ngày (15 - 16/8), Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân (căn cứ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận tổ chức Chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển”.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên tại miền Trung- Tây Nguyên, nhiều năm qua Học viện Chính trị khu vực III còn quan tâm nghiên cứu, tuyên truyền và tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa