Trong lịch sử quan hệ Việt - Lào, hình tượng "hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” đã trở thành một trong những biểu tượng của tình hữu nghị cao đẹp, thủy chung và trong sáng, tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chia sẻ, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào anh em.

Chú thích ảnhNhân viên cảng vụ hàng không Nội Bài vận chuyển những thùng hàng vật tư, thiết bị y tế chuẩn bị chuyển lên máy bay sang giúp nhân dân Lào. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Sự phối hợp, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai dân tộc trong đại dịch COVID-19 suốt hơn một năm qua là một minh chứng rõ nét cho hình tượng đó.

Ngày 24/3/2020, hơn 2 tháng sau khi Việt Nam phát hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên, Lào cũng ghi nhận những ca bệnh đầu tiên tại nước này. Dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề và đang phải căng sức để đối phó với dịch bệnh, nhưng với truyền thống luôn kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi với nhau trong mọi hoàn cảnh, 2 ngày sau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Thongloun Sisoulith và công bố hỗ trợ Lào các trang thiết bị, vật tư y tế.

Những bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, các bộ kit xét nghiệm và hệ thống xét nghiệm Realtime PCR kèm thiết bị phụ trợ…, những thiết bị vô cùng quý giá mà Việt Nam khi đó cũng đang rất thiếu đã được chia sẻ ngay cho Lào không một chút lưỡng lự. Cũng chỉ hai tuần sau khi Lào phát hiện ca nhiễm, Việt Nam đã cử đoàn chuyên gia sang chia sẻ kinh nghiệm và giúp Lào chống dịch.

Không chỉ Đảng và Nhà nước, hàng loạt các bộ, ban, ngành, tỉnh trên khắp dải đất hình chữ S dù đang rất khó khăn vẫn chắt chiu để gửi sang Lào hàng trăm nghìn khẩu trang, hàng nghìn bộ kit xét nghiệm và nhiều vật tư y tế để giúp Lào chống dịch. Tuy số lượng vật tư y tế đó chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu khi đó của Lào, nhưng đó là những gì tốt nhất mà Chính phủ Việt Nam và người dân có thể thu xếp trong bối cảnh Việt Nam vào thời điểm đó cũng đang rất thiếu trang thiết bị, vật tư y tế để ứng phó với dịch bệnh trong nước.

Đánh giá về sự hỗ trợ này, Đại sứ Lào tại Việt Nam, ông Sengphet Houngboungnuang nhấn mạnh dù còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, chính phủ, các bộ, ban, ngành và nhân dân Việt Nam vẫn hỗ trợ và cung cấp cho Lào trang thiết bị y tế cơ bản để phòng chống dịch. Sự hỗ trợ này đã không chỉ góp phần quan trọng vào công tác phòng, chống COVID-19 tại Lào, mà một lần nữa còn thể hiện tình cảm hết sức chí tình, chí nghĩa của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với Đảng, chính phủ và nhân dân Lào. Bất cứ khi nào Lào gặp khó khăn, Việt Nam đều có mặt, đồng hành và chia sẻ.

Tháng 4/2021, sau một năm không ghi nhận ca nhiễm nào trong cộng đồng, tình hình dịch COVID-19 tại Lào bất ngờ diễn biến phức tạp. Chỉ từ ngày 20/4 đến nay, đã có 15/18 tỉnh, thành của Lào có người mắc bệnh, số ca nhiễm trong làn sóng dịch thứ hai cũng tăng lên nhanh chóng. Tới chiều 5/5, nước này đã ghi nhận tổng cộng 1.072 ca nhiễm, gấp trên 26 lần so với tổng số ca nhiễm tại Lào trong năm 2020.

Ngay khi được tin Lào có ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng sau một năm, Việt Nam đã đề nghị giúp đỡ và ngày 4/5, rất nhanh sau khi bạn đưa ra đề nghị hỗ trợ, một chuyến bay đặc biệt chở theo hàng triệu khẩu trang, hàng trăm máy thở, cùng nhiều vật tư y tế và tiền mặt, thể hiện cho tấm lòng của Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam, đã được gửi tới để hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào đương đầu với đại dịch.

Ngoài những vật tư y tế nói trên, theo đề nghị ngày 2/5 của Bộ trưởng Bộ Y tế Lào, trên chuyến bay đặc biệt từ Hà Nội này còn có 35 chuyên gia y tế sang giúp Lào trong công tác phòng chống dịch, thiết lập hệ thống xét nghiệm nhanh và lập bệnh viện dã chiến.

Trước đó, ngày 3/5, Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã gửi cho Lào số trang thiết bị, vật tư y tế trị giá 3 tỷ đồng và cử 4 chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch sang giúp lực lượng quân y Lào triển khai các công việc liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 như điều trị, xét nghiệm, hồi sức cấp cứu, những chuyên ngành mà nước bạn Lào hiện đang rất cần.

Bên cạnh đó, trong những ngày qua, nhiều bộ, ngành, địa phương và tổ chức… của Việt Nam đã có nhiều hình thức giúp đỡ trực tiếp các chính quyền địa phương của Lào hoặc qua Đại sứ quán Lào tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam cũng đang phải đối phó với các ca lây nhiễm mới trong cộng đồng với muôn vàn khó khăn, thách thức, có thể nói Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã, đang làm tất cả mọi điều có thể trong khả năng của mình để hỗ trợ Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào đối phó với dịch bệnh.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận quà tặng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hỗ trợ Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào ứng phó dịch COVID-19 vào sáng 4/5 tại sân bay Vattay, thủ đô Viêng Chăn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống COVID-19 Kikeo Khaykhamphithoune đã nhắc lại chuyến bay đặc biệt cũng chở thiết bị và vật tư y tế của Việt Nam sang giúp Lào một năm trước. Phó Thủ tướng Lào nhấn mạnh việc Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ tài chính, gửi nhân lực, vật lực sang hỗ trợ Lào ứng phó với đợt bùng phát dịch lần này, thể hiện mạnh mẽ tinh thần quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam – Lào.

Chú thích ảnhThứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng cán bộ nhân viên cảng vụ sân bay Nội Bài chụp ảnh lưu niệm bên những kiện hàng mang đậm tình cảm đồng chí anh em giữa Việt Nam và Lào. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN

Lịch sử quan hệ Việt Nam – Lào đã chứng minh trong những lúc cam go, khó khăn nhất, cán bộ, đảng viên, quân và dân hai nước vẫn luôn sát cánh bên nhau, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng chung và vì nền độc lập tự do của mỗi nước. Trong giai đoạn hòa bình với nhiều thuận lợi, hai dân tộc vẫn kề vai sát cánh, không ngừng vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết, thủy chung, son sắt và luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ nhau bất cứ khi nào nước kia cần. Đây là lý do vì sao quan hệ Việt Nam-Lào luôn được coi là đặc biệt, là tài sản chung vô giá của hai Ðảng, hai dân tộc, là quy luật tồn tại và phát triển, nhân tố quan trọng bảo đảm thành công của sự nghiệp cách mạng mỗi nước.


Theo TTXVN

Các tin khác


Kiên quyết đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về bầu cử

Theo Báo Quân đội nhân dân (QĐND), từ ngày 29 đến 31/3, Báo đã đăng vệt bài "Vạch trần chiêu trò đòi "dân chủ” vô nguyên tắc trong bầu cử” ở chuyên mục "Làm thất bại chiến lược "diễn biến hòa bình”. Sau khi báo đăng, QĐND được nhiều ý kiến phản hồi của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia, cán bộ quân đội và đông đảo bạn đọc.

Đổi mới tư duy, thiết thực hành động, đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống

(HBĐT) - "Toàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội (NQĐH) đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với tinh thần đổi mới tư duy, thiết thực hành động, quyết tâm đưa nghị quyết đi sâu vào cuộc sống”. Đó là nhấn mạnh của đồng chí Quách Thế Ngọc, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khi trao đổi với phóng viên Báo Hòa Bình về kế hoạch triển khai NQĐH XIII của Đảng trong thời gian tới.

Không để "Trên nóng, dưới lạnh"

(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Tỉnh ủy năm 2020, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo: "Các cấp ủy, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện tốt công tác KT, GS, thi hành kỷ luật Đảng theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị cấp dưới thực hiện tốt công tác KT, GS khắc phục ngay tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát hiện vụ việc, vụ án tham nhũng

(HBĐT) - Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp, sau 5 năm thực hiện Kế hoạch số 19-KH/TU, ngày 18/2/2016 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án phức tạp của tỉnh đã đạt được kết quả tích cực.

Nhận thức mới, tư duy mới về quốc phòng Việt Nam

Những nhận thức và tư duy mới về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng là những chủ trương lớn, đúng đắn, có ý nghĩa chiến lược; là kết quả của việc tổng kết sâu sắc sự lãnh đạo của Đảng về củng cố, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; là "kim chỉ nam” cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Đẩy mạnh tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, những năm qua, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) các cấp đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền công tác kiểm tra, giám sát (KT,GS), thi hành kỷ luật Đảng, góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) về vai trò, vị trí, ý nghĩa công tác KT,GS của Đảng trong tình hình mới, góp phần giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, xây dựng tổ chức Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục