(HBĐT) - Trong thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập đến những sai phạm trong quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, bảo vệ rừng, vi phạm trật tự xây dựng, quản lý đô thị… ở một vài địa phương gây ít nhiều sự quan tâm của Nhân dân. Điều khá lạ lùng như báo chí nêu là các sai phạm cứ lặp đi lặp lại với những thủ đoạn không có gì mới, cũng là lấn chiếm, cũng là không phép, sai phép, cũng là kiểm tra, thanh tra xử phạt yêu cầu chấm dứt, đình chỉ… Tuy nhiên, nhiều sai phạm của tổ chức, cá nhân cứ thế ngang nhiên tồn tại kéo dài từ năm này qua tháng khác, thách thức dư luận và Nhân dân.

Nhiều chiến dịch ra quân xử lý lập lại trật tự của các cơ quan quản lý nhưng xong mọi chuyện lại đâu vào đấy, phải chăng tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa” đã phản ánh sự bất lực của bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước mà người đại diện trong bộ máy ấy chính là các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ quản lý. Đi tìm câu trả lời, Sổ tay người giám sát nhận thấy thực trạng thông tin mà báo chí nêu tuy không phổ biến, song cũng không phải hiện tượng cá biệt ở một ngành hay một địa phương mà như là một "lỗi hệ thống”.

Công bằng mà nói, ở tầm vĩ mô, hệ thống các quy định của pháp luật nước ta mặc dù được liên tục hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, nên đâu đó còn có những điểm bất hợp lý, thậm chí mâu thuẫn, xung đột, làm cho tính khả thi và áp dụng pháp luật trong thực tiễn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó là nhận thức, sự hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận cá nhân trong xã hội còn hạn chế, trong đó đáng phê phán là thái độ coi thường, thách thức pháp luật.

          Tuy nhiên, về chủ quan có thể thấy tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa” trong xử lý các vi phạm lại chủ yếu từ việc xác định trách nhiệm không rõ ràng của các cơ quan và người lãnh đạo, quản lý, nên dễ dàng nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm, cho rằng trách nhiệm đó là của "bên chính quyền”, "bên Đảng”, của cấp trên hoặc cấp dưới chứ không phải của mình. Chính vì vậy, sai phạm ở một số nơi chậm được phát hiện và xử lý triệt để. 

 Cần bịt lỗ hổng trong cơ chế trách nhiệm tập thể bằng cá thể hoá trách nhiệm người đứng đầu, cá thể hoá trách nhiệm cá nhân, xây dựng vị trí việc làm gắn với trách nhiệm cá nhân của mỗi cán bộ, công chức trong bộ máy Nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, giao quyền đi đôi với tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc ở tất cả các cấp, các ngành. Trong xử lý vi phạm phải đi đôi xem xét trách nhiệm cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu để xử lý triệt để, tận gốc các vi phạm được ví như "bắt cóc bỏ đĩa” nêu trên.  

Nghiên cứu các quy định của Đảng, để xử lý trách nhiệm cá nhân cán bộ, đảng viên, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017, trong đó quy định cấu thành các hành vi thiếu trách nhiệm và buông lỏng quản lý, cụ thể:

"Thiếu trách nhiệm: Là việc đảng viên thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao không đầy đủ; không thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ, thủ tục, quy trình, quy phạm; không đúng tiêu chuẩn, điều kiện hoặc thời gian theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công việc cụ thể đó.

 Buông lỏng quản lý: Là việc đảng viên có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không chấp hành quy định của cấp trên; không ban hành các quyết định, quy chế, quy định, quy trình; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoặc đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý”.

Từ quy định này có thể thấy địa phương, đơn vị để xảy ra các vi phạm là hệ quả của việc thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ trách nhiệm, thẩm quyền của mình, không hoặc thiếu chủ trương, biện pháp lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát… Lỗi này trước hết thuộc trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý, song đó cũng có thể là lỗi của cá nhân người đứng đầu, của cá nhân cán bộ, công chức, đảng viên được giao trực tiếp làm tham mưu và quản lý công vụ.

Để có chuyển biến tích cực, hiệu quả trong công tác lãnh đạo và quản lý thì mỗi cấp, mỗi ngành phải không ngừng tự đổi mới phương pháp, cách thức làm việc tạo nên sự đồng bộ, hiệu quả trong toàn hệ thống. Nhưng trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý các cấp phải nắm vững các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần và hiệu quả công tác cao nhất. Tự soi, tự sửa, kiên quyết khắc phục những hạn chế, yếu kém, chấm dứt tình trạng thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, quyết liệt xử lý dứt điểm những vấn đề tồn tại, nảy sinh tại đơn vị, địa phương do mình phụ trách, hoặc chủ động rời khỏi "hệ thống”, chấp nhận sự đào thải, đó là việc mỗi cán bộ, công chức, đảng viên cần cân nhắc trước khi quá muộn.


Nguyễn Tiến Sinh
(Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ)

Các tin khác


Tăng cường truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

(HBĐT) - Ngày 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền thông.

Huyện Lạc Thủy: Bảo vệ chính trị nội bộ phục vụ hiệu quả công tác chuẩn bị bầu cử

(HBĐT) - Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo và Ủy ban Bầu cử từ huyện đến xã, thị trấn, sự vào cuộc tích cực của MTTQ và ban, ngành, đoàn thể, sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của cử tri và các tầng lớp Nhân dân, đến nay, công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 của huyện Lạc Thuỷ được triển khai đảm bảo tiến độ, kịp thời, đúng quy định pháp luật.

Chiến thắng Điện Biên Phủ - Kỳ tích của thời đại Hồ Chí Minh

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng De castries. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ, anh dũng của quân, dân ta và là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Ấm áp quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Trong lịch sử quan hệ Việt - Lào, hình tượng "hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” đã trở thành một trong những biểu tượng của tình hữu nghị cao đẹp, thủy chung và trong sáng, tượng trưng cho tinh thần sẵn sàng chia sẻ, luôn sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh của hai dân tộc Việt Nam và Lào anh em.

Quyết liệt cải cách hành chính và nâng cao chất lượng công vụ

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) là 1 trong 4 khâu đột phá chiến lược. Tỉnh đang tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Dân vận khéo - dấu ấn từ các tổ chức Hội đặc thù

(HBĐT) - Công tác dân vận là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến tất cả mọi người dân. Những năm qua, các tổ chức hội đặc thù đã lồng ghép và triển khai, thực hiện có hiệu quả các mô hình dân vận khéo (DVK), góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục