(HBĐT) - Không phải lần đầu tiên cụm từ "hạnh phúc” được nhắc đến trong Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trước đó, trong Báo cáo Chính trị Đại hội XII, cụm từ này được nhắc lại 4 lần. Điểm mới tại Văn kiện Đại hội XIII là đưa nội hàm "hạnh phúc” cụ thể hơn, đậm tính nhân văn hơn. Đây cũng là một trong những điểm mới quan trọng trong Đại hội XIII của Đảng.

Trong mỗi kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đều đưa ra một số vấn đề trọng tâm, cốt yếu nhất tạo nên điểm nhấn trong phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ đó. Điểm nhấn của Đại hội VI là Đại hội đổi mới toàn diện đất nước; Đại hội VII đề ra Cương lĩnh phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội; Đại hội VIII đề ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Đại hội IX xác định mô hình kinh tế tổng quát của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khi nước ta cùng nhân loại bước sang thế kỷ XXI; Đại hội X tổng kết 20 năm đổi mới, xác định mục tiêu đưa đất nước sớm ra khỏi tình trạng nước kém phát triển; Đại hội XI ban hành Cương lĩnh bổ sung, phát triển và quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hội nhập quốc tế; Đại hội XII đề ra chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức, xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Đại hội XIII có một số điểm nhấn trong xác định tầm nhìn, mục tiêu phát triển với các dấu mốc quan trọng: Đến năm 2025 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng là nước đang phát triển cơ bản có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Các điểm mới lần này xuất phát từ bối cảnh, tình hình hiện nay xuất hiện nhiều cái mới mà chúng ta phải vươn lên để tiếp cận. Chúng ta đã tích lũy được kinh nghiệm, bài học sau 35 năm đổi mới; tiếp cận được với xu thế phát triển của thế giới và tư duy hiện đại, kinh nghiệm thành công của các quốc gia.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng không chỉ đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, mà đánh giá 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991. Mục tiêu, định hướng không chỉ 5 năm, 10 năm, mà còn đưa ra tầm định hướng đến năm 2045, gắn với hai cột mốc quan trọng 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 thành lập nước vào năm 2045. Như vậy, tầm bao quát rộng hơn nhiều. Đây là một bản văn kiện có nhiều điểm mới về tư tưởng và có cả một hệ quan điểm chỉ đạo.

Một trong những điểm mới thu hút nhiều sự quan tâm là "khát vọng phát triển đất nước". Giáo sư, tiến sỹ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đánh giá: "Đây là một yếu tố rất mới, thực sự là nhân tố thể hiện sức mạnh nội sinh, tìm tòi của dân tộc ta. Qua quá trình phòng, chống đại dịch Covid-19, chúng ta càng hiểu rõ không phải cứ thu nhập cao, tốc độ tăng trưởng nhanh là sung sướng, mà quan trọng nhất là cuộc sống bình yên và hạnh phúc". Hạnh phúc là điểm nhấn trong Văn kiện Đại hội XIII, tính con người, tính nhân văn đậm hơn.

Theo một nghiên cứu cấp quốc gia cách đây 2 năm do Viện Hàn lâm khoa học xã hội công bố, lần đầu tiên hạnh phúc được đo lường thông qua 3 chỉ báo. Đó là sự hài lòng về điều kiện kinh tế - vật chất, môi trường tự nhiên; sự hài lòng về quan hệ gia đình - xã hội; sự hài lòng về bản thân. Mỗi nhóm xã hội có suy nghĩ và sự hài lòng khác nhau về hạnh phúc. Khi hoạch định đường lối, chính sách phải hướng đến sự hài lòng của số đông. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5, 10 năm tới nhấn mạnh quan điểm: "Mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân". Hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của mỗi người. Thế nhưng, nền tảng cho hạnh phúc cá nhân là đất nước hòa bình, kinh tế - xã hội phát triển và thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Văn kiện đề cập một số bài học kinh nghiệm, trong đó có: Phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm "dân là gốc”; Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ đó, Văn kiện đưa ra mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ mục đích của Đảng, tiếp tục tinh thần củaChính cương vắn tắt của Đảng,trongLời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam, phát biểu ngày 3-3-1951 đăng trên Báo Nhân dân, số 2, ngày 25-3-1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định mục đích của Đảng: "Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Đồng thời, mục đích đó được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách của Đảng: "Chính sách quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... của Đảng Lao động Việt Nam đã nói rõ trong bản Tuyên ngôn và Chính cương. Chính sách ấy có thể đúc lại trong mấy chữ là làm cho nước Việt Nam ta: Độc lập - thống nhất - dân chủ - phú cường”. Như vậy, làm cho Nhân dân phú cường là một trong những quan điểm nhất quán của Đảng ta và 70 năm sau được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp thu và khẳng định lại.


Đặng Thị Loan

 Giảng viên trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, TP Hà Nội


Các tin khác


Phát huy vai trò người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện tương đối đồng đều, toàn diện. Các đơn vị, địa phương đã triển khai đồng bộ, kịp thời các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của T.Ư và của tỉnh. Đại đa số cán bộ, công chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức phục vụ Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ổn định và phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN.

Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

(HBĐT) - Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng, quan điểm về khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, phát huy ý chí tự lực, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nhấn mạnh xuyên suốt.

Sổ tay người giám sát: Cần giải pháp mạnh thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Vốn đầu tư công (ĐTC) có "sứ mệnh” rất to lớn và quý giá, đặc biệt với địa phương còn nghèo chưa tự cân đối được ngân sách chi thường xuyên như tỉnh Hoà Bình. 

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Quân chính toàn quân, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc gắn kết chặt chẽ, hài hòa, hợp lý, hiệu quả với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để phát triển đất nước.

Huyện Đà Bắc: Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

(HBĐT) - Bằng cách chú trọng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, huyện Đà Bắc đã thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị "về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (NQ 35).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục