(HBĐT) - "Ông ký đại” là cụm từ Nhân dân gọi những người vì một lý do nào đó mà ký văn bản chưa được chuẩn bị, kiểm tra, soát xét kỹ lưỡng và đó là những văn bản lỗi, có thể là nội dung hoặc thể thức không phù hợp.
Chuyện văn bản lỗi cũng thường hay xảy ra, với người thông cảm, chia sẻ với "dân văn phòng” thì gọi vui đó là "tai nạn nghề nghiệp” của chốn công đường. Và để tránh những trường hợp như vậy, đặc biệt là những văn bản có tác động lớn đến đời sống xã hội, người ta thường quy định quy trình ban hành văn bản một cách nghiêm ngặt, đảm bảo sự kiểm soát của các chủ thể, thậm chí thận trọng hơn còn đưa ra để lấy ý kiến của cộng đồng xã hội, vì thế, có những văn bản lỗi được phát hiện, kịp thời sửa chữa trước khi ban hành, kiểu như quy định "ngực lép không được lái xe”.
Tuy vậy, có những chuyện "ông ký đại” lại không dễ được phát hiện ra và kịp thời khắc phục sai sót như vậy, sai sót chỉ được phát hiện khi sự việc đã ở vào tình thế chuyện đã rồi, việc khắc phục sai sót là vô cùng khó khăn, tốn kém. Câu chuyện Sổ tay người giám sát muốn đề cập đến là vừa qua, Báo Hòa Bình có loạt bài phản ánh về những công trình đầu tư công dang dở, điển hình là công trình đường và cầu Đầm Đa huyện L.T. Theo bài báo phản ánh, dự án đường và cầu Đầm Đa được các cơ quan Nhà nước quyết định đầu tư từ năm 2016, tổng mức đầu tư 83 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2015-2020, thời hạn công trình phải về đích là năm 2020. Khỏi phải nói bà con đôi bờ sông là người vui mừng nhất, vì không phải lặn lội thân cò sang sông mỗi khi trời nổi cơn dông, gió bấc. Tuy nhiên, niềm vui ấy nhanh chóng trở thành nỗi bức xúc khi thấy công trình thi công cầm chừng, ì ạch rồi dừng hẳn, với từ ngữ giải thích lý do rất thông minh, hợp thời "điểm dừng kỹ thuật” mà chỉ người nghĩ ra cụm từ ấy mới hiểu được đầy đủ ý nghĩa là gì. Cũng nhờ có bài báo mà người dân ở đây mới hiểu hoá ra công trình đang thi công thì "bỗng dưng” thiếu vốn nên dừng thi công, khi nào có vốn thì làm tiếp (!).
Vấn đề ở đây là tại sao một công trình đầu tư của Nhà nước, được thực hiện theo pháp luật đầu tư công để giải quyết những vấn đề cấp bách của người dân, nhất là giao thông, công trình cũng không lấy gì làm to tát lại lâm vào tình trạng thiếu vốn, có yếu tố bất khả kháng do thiên tai, dịch họa hay một lý do nào đó tương tự mà Nhà nước không còn đủ tiền để cấp cho dự án?
Đầu tư công theo luật định có quy trình khá phức tạp, có sự tham gia của rất nhiều chủ thể, từ khâu lập kế hoạch, đề xuất, thẩm tra, thẩm định, tư vấn, phê duyệt quyết định, giám sát, kiểm toán… dự án, trong đó nhiều tình huống được soát xét, tính toán rất kỹ càng, căn cơ để đảm bảo hiệu quả nguồn lực của đất nước. Nhấn mạnh công trình được xây dựng theo pháp luật đầu tư công, Sổ tay người giám sát muốn lưu ý rằng, để các công trình đầu tư công thiếu vốn, bố trí vốn quá thời gian theo nhóm dự án là những điều mà pháp luật cấm, vì hệ lụy của những hành vi này có thể gây khó khăn, thậm chí nguy hiểm cho các cân đối lớn của nền kinh tế quốc gia vì tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản, mất kiểm soát nợ công, rối loạn trật tự xã hội và quản lý Nhà nước. Hơn ai hết, những cá nhân có trách nhiệm khi quyết định đầu tư dự án phải là người nắm chắc các quy định này của pháp luật và tuân thủ đầy đủ, thật tiếc những sai sót này vẫn cứ diễn ra như một chuyện đã lỡ rồi!
Trở lại dự án mà bài báo đề cập, may thay, cũng theo bài báo dẫn lời của đại diện chủ đầu tư thì dự án này đã được các cấp có thẩm quyền xem xét sớm cho thi công trở lại, giảm tối đa tổn thất do việc phải dừng trong thời gian dài vừa qua.
Câu chuyện những công trình đầu tư công lãng phí, kém hiệu quả lâu nay đã được nói nhiều, chỉ có điều không biết những người đã quyết định đầu tư có nắm được các quy định của pháp luật hay không? Đặc biệt, có ý thức được việc làm của mình không chỉ không phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, mà còn góp phần làm nghèo đất nước bởi trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả. Sổ tay người giám sát mong rằng qua câu chuyện này, mỗi người trong phạm vi trách nhiệm của mình trước khi đặt bút ký dù chức trách, nhiệm vụ đến đâu cũng cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các quy định của pháp luật, suy xét thấu đáo, quyết định chuẩn xác để không biến mình trở thành "ông ký đại trong thời kỳ đổi mới”.
N.T.S
(HBĐT) - Những năm qua, nhiều cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy về tiếp xúc, đối thoại (TXĐT) giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Qua đó nắm bắt tâm tư, nguyên vọng, giải quyết kiến nghị chính đáng của Nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, trật tự an toàn xã hội.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nêu rõ, Hội thảo nhằm nâng cao chất lượng, tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các lực lượng trong cả hệ thống chính trị, tạo sức mạnh trên mặt trận tư tưởng - lý luận đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Ngày 7-11-1917, Cách mạng Tháng Mười Nga do V.I.Lenin và Đảng Bolshevik lãnh đạo đã giành thắng lợi, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Thật lạ là trong khi đại đa số người dân rất mong tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động để được đi lại nhanh chóng, thuận lợi, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, thì một số phần tử lại ra sức kêu gọi "tẩy chay”, vận động người dân không sử dụng tàu điện này với lý do: Đó là đường sắt "Tàu” (!); đó là công trình điển hình về tham nhũng và chậm tiến độ (!); ai đi tàu điện này là… không yêu nước (!)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cần quan tâm chống tiêu cực ngay trong công tác xây dựng pháp luật, không để xảy ra lồng ghép "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ"...
(HBĐT) - Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay thế Quy định số 47-QĐ/TW (ngày 1/11/2011).