(HBĐT) - "Năm 2021, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) trên địa bàn tỉnh được quan tâm thực hiện tương đối đồng đều, toàn diện. Các đơn vị, địa phương đã triển khai đồng bộ, kịp thời văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của T.Ư và của tỉnh. Đại đa số cán bộ, công chức có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có ý thức phục vụ Nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ổn định và phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN" - đồng chí Phạm Tiến Dũng, Phó Chánh Thanh tra tỉnh cho biết.


Bộ phận một cửa UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. 100% đơn vị, địa phương thực hiện minh bạch về tổ chức, hoạt động theo đúng quy định. Các cấp, ngành đã ban hành mới 287 văn bản, sửa đổi, bổ sung 18 văn bản cho phù hợp quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn để triển khai thực hiện. Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn, UBND tỉnh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành nghiêm túc triển khai việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, trong đó thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Triển khai và thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 142/KH-UBND, ngày 29/7/2019 của UBND tỉnh triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã thực hiện chuyển đổi 286 vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Cải cách hành chính được các cấp, ngành quan tâm, trọng tâm là: Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm số lượng cấp phó của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp theo đúng quy định của Chính phủ. Tất cả TTHC đã được các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã công khai tại nơi tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả và trên trang thông tin điện tử của ngành, địa phương. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thống tại các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp tục được duy trì tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả 10 huyện, thành phố và 151/151 đơn vị cấp xã, góp phần tích cực vào việc cải cách TTHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của các cơ quan hành chính các cấp trong tỉnh.

Các cơ quan thanh tra trong tỉnh đã triển khai 69 cuộc thanh tra hành chính (có 10 cuộc thanh tra đột xuất), tiếp tục hoàn thiện 1 cuộc thanh tra đột xuất năm 2020 chuyển sang, ban hành kết luận đối với 49 cuộc thanh tra. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi nộp NSNN trên 3.933 triệu đồng, xử lý khác số tiền trên 3.208 triệu đồng. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 tổ chức trong lĩnh vực đất đai và truy thu tiền thuê đất theo quy định; yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm 65 tập thể và 150 cá nhân. Các cơ quan điều tra Công an tỉnh điều tra 5 vụ án tham nhũng. Tổng số tiền, tài sản tham nhũng phát hiện được 759,4 triệu đồng, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng 348,4 triệu đồng. Có 2 trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng.

Năm 2021, công tác PCTN tỉnh có bước tiến quan trọng, các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được quan tâm thực hiện đồng bộ, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công; hành vi tham nhũng trên một số lĩnh vực nhạy cảm được kiềm chế; việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng triển khai nhanh, có hiệu quả cao; thu hồi tài sản tham nhũng đạt tỷ lệ cao so với toàn quốc. Những kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng để tiếp tục thực hiện tốt hơn công tác PCTN trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo nhận định của UBND tỉnh, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác tự kiểm tra nội bộ để phát hiện tham nhũng hiệu quả chưa cao; hiện tượng nhũng nhiễu của một số cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp xúc với người dân, doanh nghiệp chưa được ngăn chặn triệt để. Số đối tượng tham nhũng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tính chất, mức độ vi phạm ngày càng tinh vi, phức tạp; tình trạng "tham nhũng vặt" ở một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức vẫn xảy ra.

Năm 2022, UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN, xây dựng văn hóa tiết kiệm; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện công tác PCTN; tập trung cho công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm giữ ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện cho phát triển KT-XH. Xác minh làm rõ đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý vụ việc tham nhũng. Tăng cường nắm bắt thông tin, phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng; tiến hành các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định của Luật PCTN theo kế hoạch đã được thủ trưởng đơn vị phê duyệt; thanh tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân khi có thông tin chính xác của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến việc nhũng nhiễu, gây phiền hà của công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính theo chỉ đạo của Tỉnh ủy. Phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, cơ quan truyền thông, báo chí và Nhân dân trong công tác PCTN…

L.C


Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng con người

Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ, là cuộc đấu tranh quyết liệt, để từ đó ngăn chặn cái xấu, lan tỏa cái tốt trong hành trình xây dựng con người mới, xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Sổ tay người giám sát: “Ông ký đại”

(HBĐT) - "Ông ký đại” là cụm từ Nhân dân gọi những người vì một lý do nào đó mà ký văn bản chưa được chuẩn bị, kiểm tra, soát xét kỹ lưỡng và đó là những văn bản lỗi, có thể là nội dung hoặc thể thức không phù hợp.

Để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới

Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thành tựu tư duy lý luận của Đảng ta về văn hóa về vị trí vai trò của văn hóa, về phương hướng mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam trong thời kỳ mới, được thể hiện tập trung trong Nghị quyết TW5 - Khóa VIII, và Nghị quyết TW9 - Khóa XI. Hai nghị quyết rất quan trọng và đặc sắc này có ý nghĩa như một cương lĩnh văn hóa của Đảng ta trong thời kỳ mới – Thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tin giả, hiểm họa thật

Tin giả như một loại virus độc hại, nó xâm nhập, gây rối dư luận, gây rối lòng tin, thậm chí làm khủng hoảng niềm tin...

Kiên quyết, kiên trì xây dựng, chỉnh đốn Đảng

(HBĐT) - Không phải ngẫu nhiên mà BCH T.Ư Đảng trong 3 khóa gần đây đều chọn Hội nghị lần thứ tư để bàn và ban hành Nghị quyết, Kết luận về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đó là việc làm rất lôgic, có tính tiếp nối, hoàn thiện, khẳng định sự kiên quyết, kiên trì và đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta.

Đoàn kết để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm

Đại đoàn kết toàn dân tộc - di sản vô giá, truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục