(HBĐT) - Qua thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT), các cơ quan chức năng đã phát hiện đối tượng Nguyễn Văn Nghiêm (sinh năm 1963), trú tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) đã đăng ký, quản lý, sử dụng nhiều tài khoản cá nhân trên mạng xã hội (MXH) để đăng, chia sẻ bài viết và các video thể hiện quan điểm cá nhân về tình hình chính trị của đất nước và nhiều vấn đề tiêu cực của xã hội. Trong đó, 31 video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân nhằm mục đích chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.



Công an huyện Lương Sơn làm việc với đối tượng đưa thông tin sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn huyện lên mạng xã hội.

Cũng như Nguyễn Văn Nghiêm, do có tư tưởng tiêu cực, bất mãn nên 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, cùng trú tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) và Trịnh Bá Phương, trú tại Hà Đông (Hà Nội) đã sử dụng tài khoản facebook cá nhân phát nhiều video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền Nhân dân; bịa đặt gây hoang mang trong Nhân dân. Các video vi phạm của 3 mẹ con Cấn Thị Thêu phát, đăng tải trên internet được nhiều đối tượng có tư tưởng chống chế độ, chống Nhà nước theo dõi, bình luận bôi nhọ, xuyên tạc, bịa đặt nhằm chống Nhà nước... Mới đây, ngày 20/2, khi phát hiện một số linh mục và giáo dân thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội vào Giáo xứ Vụ Bản (Lạc Sơn) hành lễ không xin phép chính quyền; tổ chức hành lễ tại cơ sở chưa được cấp phép hoạt động tôn giáo; vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, chính quyền thị trấn Vụ Bản đã đến nhắc nhở và yêu cầu những người có liên quan chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, một số đối tượng đã quay video tung lên MXH vu khống chính quyền có hành vi sách nhiễu, xúc phạm tự do tôn giáo nhằm kích động, gây phản ứng trong dư luận tín đồ Thiên chúa giáo, nhiều đối tượng đã có hành vi xúc phạm, phỉ báng, bôi nhọ chính quyền địa phương...

Xung quanh vấn đề này, đồng chí Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT chia sẻ: Những năm qua, cùng với sự phát triển vượt bậc về CNTT, MXH và các loại hình truyền thông trên internet đã có sự phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thông tin, góp phần tích cực vào sự phát triển tư duy và kỹ năng sống của con người. Bên cạnh các đặc điểm như thông tin nhanh, nhiều, dễ tiếp cận thì thông tin trên internet, nhất là thông tin trên MXH có đặc điểm là bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định hướng, không kiểm chứng. Trên MXH có nhiều thông tin chứa nội dung xấu, độc, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo...

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện số người sử dụng MXH trên địa bàn tỉnh khoảng trên 150.000 tài khoản, nhiều nhất là các MXH như facebook, zalo, youtube... Trong đó, nhiều đối tượng thường đưa lên MXH các vấn đề về chính trị, xã hội có tính thời sự. Sau đó lồng ghép quan điểm cá nhân và bình luận có tính tiêu cực đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, hoặc đăng tải video clip có nội dung xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng... Nhiều đối tượng đã bị cơ quan chức năng của tỉnh phát hiện, cảnh cáo và xử lý nghiêm khắc. Từ năm 2021 đến hết tháng 1/2022, qua công tác thanh, kiểm tra trong lĩnh vực truyền thông và MXH, Sở TT&TT đã phối hợp các cơ quan, đơn vị chức năng phát hiện 24 cá nhân đăng tải thông tin sai sự thật lên MXH; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 13 trường hợp, tổng số tiền phạt 82,5 triệu đồng; cảnh cáo, giáo dục pháp luật 11 trường hợp. Đồng thời, yêu cầu các cá nhân vi phạm gỡ tin, bài, hình ảnh và đính chính thông tin trên MXH.

Đồng chí Hoàng Mạnh Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT cho biết thêm: Xuất phát từ thực trạng đó, để phòng ngừa, ngăn chặn các đối tượng sử dụng không gian mạng để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Sở TT&TT đã tham mưu UBND tỉnh nhiều giải pháp để kiểm soát, ngăn chặn, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Trong đó, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành hệ thống văn bản quản lý, kiểm soát, định hướng thông tin trên MXH; quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử; ban hành kế hoạch thực hiện đề án "Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng internet”. Cùng với đó, Sở triển khai các giải pháp về ứng dụng CNTT như sử dụng phần mềm do Bộ TT&TT cung cấp nhằm phát hiện các thông tin xấu, độc trên internet để đề ra biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, tránh để ảnh hưởng xấu đến dư luận nhân dân; triển khai thực hiện đề án thí điểm thành lập Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC). Đây là nơi tích hợp các phần mềm, cơ sở dữ liệu sẵn có của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thông qua trục tích hợp dữ liệu cấp tỉnh để thống kê, đánh giá TT&TT về tỉnh trên không gian mạng...

Bên cạnh việc các cơ quan chức năng cũng như Sở TT&TT thường xuyên đưa ra khuyến cáo để ngăn chặn hiệu quả các thông tin xấu, độc, vi phạm pháp luật trên internet, các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông đại chúng và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cần tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân nắm chắc, hiểu sâu chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước đối với vấn đề an toàn, an ninh mạng; lên án, đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt với các hiện tượng, hành vi lợi dụng internet, MXH và các phương tiện truyền thông khác trên internet để thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật...; tăng cường các bài viết mang tính định hướng, lan tỏa thông tin tích cực, nhân văn, nhân ái vì cộng đồng nhằm phủ xanh thông tin tốt, thông tin tích cực trên tinh thần "lấy cái đẹp, dẹp cái xấu” trên internet và MXH.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Văn hóa tâm linh và phòng, chống mê tín, dị đoan

Một trong những trăn trở của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay là tham gia đời sống tâm linh như thế nào cho phù hợp, để không vi phạm Điều 19 của Quy định số 37-QĐ/TW "về những điều đảng viên không được làm”: "Mê tín, hoạt động mê tín, ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi”.

Tác phẩm "Tự phê bình và phê bình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây 70 năm, Báo Nhân dân số 45, ra ngày 14/2/1952 có đăng bài viết "Tự phê bình và phê bình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B.

Bảo vệ những giá trị cơ bản của chủ nghĩa Lênin

Lênin đã nâng tầm cao uy tín, vị thế, giá trị và ý nghĩa lý luận-thực tiễn của chủ nghĩa Mác; nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành, đổi mới sáng tạo trong kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-hệ tư tưởng của giai cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới.

Đảng cho ta mùa xuân

(HBĐT) - Mỗi dịp Xuân về, hoa đào khoe sắc, tiếng chim hót trên vòm cây chào đón năm mới, trong tim mỗi người con Lạc, cháu Hồng lại tràn dâng những tình cảm thiêng liêng: Mừng Xuân, mừng Đảng, mừng Đất nước đổi mới ngày càng phát triển...

Khát vọng mùa xuân

(HBĐT) - Năm Tân Sửu 2021 đầy gian khó đi qua. Khép lại một năm đầy gian truân, thử thách cũng là lúc đón mùa xuân mới với bao niềm tin và khát vọng vươn lên.

Kiên quyết bảo vệ “hòn đá tảng” của học thuyết mác-xít về hình thái kinh tế-xã hội

Bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế-xã hội của Chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện ở tính tất yếu khách quan của sự ra đời học thuyết, ở việc khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển lịch sử xã hội loài người, ở quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ở mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ở việc khẳng định sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là quá trình lịch sử-tự nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục