(HBĐT) - Có các giải pháp cụ thể, quyết liệt để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết trúng các điểm nghẽn đang gây cản trở. Cần thay đổi mạnh mẽ tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Khắc phục ngay tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”. Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra những hạn chế, yếu kém làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của tỉnh; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, sách nhiễu trong thực thi công vụ. Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ nhưng không đủ điều kiện gia hạn, nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật. Đây là yêu cầu tại Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 13/12/2021 của Tỉnh uỷ về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 nhằm tập trung lãnh đạo khắc phục những hạn chế, yếu kém đã tồn tại nhiều nhiệm kỳ qua, đó là việc ban hành chủ trương thì đúng đắn nhưng khâu tổ chức thực hiện là khâu yếu nhất.
Là tỉnh nằm trong vùng Thủ đô, Hoà Bình được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế và sự ủng hộ của T.Ư để phát triển. Mặc dù trong các văn kiện của Tỉnh uỷ qua các nhiệm kỳ đều xác định đúng tiềm năng, lợi thế và định hướng phát triển được xác định có tính khả thi và hiệu quả, với những giải pháp mang tính đột phá, có trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên, trên thực tế tỉnh đã không phát huy được tiềm năng, lợi thế này để có sự phát triển bứt phá và tương xứng.
Năm 2021, năm mở đầu của nhiệm kỳ 2021 - 2025, điểm lại kết quả đạt được trong năm 2021, bên cạnh kết quả đạt được là rất cơ bản, Nghị quyết số 05-NQ/TU cũng chỉ ra hàng loạt những hạn chế, yếu kém, đó là: kinh tế của tỉnh tăng trưởng thiếu bền vững, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện. Có nhiều chỉ tiêu KT-XH đề ra không đạt. Tiến độ nhiều dự án chậm và kéo dài; quản lý, giải quyết các thủ tục về đất đai còn nhiều bất cập, yếu kém. Kết quả cải cách hành chính ở một số cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu. Môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh chưa được cải thiện… Và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này đều bắt đầu từ vai trò thể chế nhiệm vụ của các cấp uỷ, công tác quản lý của các cơ quan Nhà nước và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chuyên trách, tóm lại đó là khâu thực thi chính sách, pháp luật của hệ thống chính trị đang tồn tại tình trạng "có đông mà chưa mạnh”.
Với quan sát của mình, Sổ tay người giám sát cho rằng, khâu thực thi công vụ trong bộ máy hành chính của tỉnh chưa đạt được sự chuẩn mực cần thiết để tạo ra một sự bứt phá, đó là sự liêm chính trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Cơ chế phối hợp trong giải quyết các thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công giữa các cơ quan hành chính thiếu sự liên kết, liên thông cung cấp, chia sẻ dữ liệu dùng chung nên tạo ra tình trạng "một cửa nhiều khoá”, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Tư duy, hành xử của không ít cán bộ, công chức chậm chuyển đổi từ hành chính mệnh lệnh sang kiến tạo và phục vụ. Nổi bật là các biểu hiện cài cắm lợi ích cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính; vẽ vời nhiều thủ tục hành chính bất thành văn theo kiểu "con gà, quả trứng” với lý sự làm vậy cho chắc! Nền hành chính công vụ đang bị cản trở bởi nhóm không ít công chức "3 thiếu”: thiếu kiến thức, kinh nhiệm, thiếu động lực làm việc và thiếu… trách nhiệm.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng được sự liêm chính trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức? Đây không chỉ là sự trăn trở của cấp lãnh đạo tỉnh mà còn là sự mong mỏi của người dân, doanh nghiệp. Bởi hệ thống các chủ trương, chính sách, pháp luật là điều kiện cần song việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật một cách đúng đắn, đầy đủ, sáng tạo vì lợi ích chung mới là vấn đề quyết định để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống. Điều này chỉ có được khi liêm chính trong thực thi công vụ được đảm bảo.
Trong các nhân tố hiệu quả của thực thi chính sách, pháp luật thì cán bộ, công chức, viên chức luôn ở vị trí trung tâm giữ vai trò quan trọng nhất. Sổ tay người giám sát cho là các giải pháp xây dựng liêm chính trong thực thi công vụ phải bắt đầu từ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước với một số giải pháp chính, đó là: Cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung; tâm huyết, tận tụy, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao trên cơ sở các chuẩn mực về quy tắc ứng xử và đạo đức công vụ; tăng cường cơ chế phân cấp, phân quyền đi đôi với cơ chế chịu trách nhiệm một cách rõ ràng, minh bạch đảm bảo nguyên tắc một cơ quan làm nhiều việc, một việc chỉ do một cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện; xây dựng và thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm của người đứng đầu, mọi việc phải có người chịu trách nhiệm chính; những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm dù lớn, nhỏ xảy ra ở bất kỳ đơn vị, địa phương nào phải làm rõ và xử lý trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, trong đó coi trọng đúng mức trách nhiệm của lãnh đạo, quản lý và cá nhân cấp uỷ viên phụ trách.
Cùng với đó, các cơ quan kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, thanh tra, kiểm toán nhà nước, giám sát của HĐND, đại biểu HĐND, MTTQ và các tổ chức chính trị, đặc biệt phát huy vai trò giám sát của Nhân dân cũng cần quyết liệt, hiệu quả, không ngừng nghỉ nhằm tạo sự đồng bộ trong xây dựng nền công vụ liêm chính, hành động, kiến tạo và phục vụ Nhân dân.
N.T.S
Để tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về "tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, đồng thời triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sáng 1/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Trung ương tổ chức phát động Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022.
Ngay sau khi cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” ra mắt bạn đọc vào ngày 9-2-2022, dư luận xã hội bày tỏ sự hưởng ứng sâu sắc, cho rằng nội dung của cuốn sách là nguồn tài liệu quý có giá trị tham khảo đặc biệt. Báo Quân đội nhân dân trích đăng một số ý kiến về nội dung nêu trên.
"Nghĩ mình phương diện quốc gia/ Quan trên trông xuống người ta trông vào...”. Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực diễn ra ngày 18-11-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban chỉ đạo, đã lẩy Kiều để nhắc nhở cán bộ phải tỉnh táo, giữ mình trong sạch.
Sâu sắc, chặt chẽ, dễ hiểu, mang tính lý luận cao…, đó là cảm nhận cá nhân tôi khi đọc tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành tháng 1/2022.
Một trong những trăn trở của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay là tham gia đời sống tâm linh như thế nào cho phù hợp, để không vi phạm Điều 19 của Quy định số 37-QĐ/TW "về những điều đảng viên không được làm”: "Mê tín, hoạt động mê tín, ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi”.
Cách đây 70 năm, Báo Nhân dân số 45, ra ngày 14/2/1952 có đăng bài viết "Tự phê bình và phê bình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh với bút danh C.B.