Ðiều đáng ghi nhận là các kỳ họp Hội đồng nhân dân (HÐND) được tổ chức hợp lý, khoa học, bảo đảm vừa kịp thời, vừa thực chất và hiệu quả, nhiều phương thức cải tiến, đổi mới như: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, "từ sớm, từ xa”; giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời gian chất vấn, thảo luận; công tác điều hành linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16.

Quang cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa 16.

Lãnh đạo nhiều địa phương có chung đánh giá: Lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành 6 nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ Chính trị cũng ban hành một số nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù phát triển một số địa phương. Ðây là những chủ trương, chính sách mở ra cơ hội lớn cho phát triển đất nước, bên cạnh đó cũng đặt ra trách nhiệm lớn hơn cho chính quyền địa phương nói chung và HÐND nói riêng.

Sát cơ sở, gần dân

Bà Ðinh Thị Việt Huỳnh, Phó Chủ tịch HÐND tỉnh An Giang cho biết, đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri thông qua việc luân chuyển địa bàn tiếp xúc của đại biểu HÐND giúp đại biểu nắm bắt tình hình một cách bao quát. Ngoài ra, Tổ đại biểu HÐND tỉnh đơn vị thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Ðốc tổ chức tiếp xúc cử tri kết hợp đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với nhân dân; Tổ đại biểu HÐND tỉnh đơn vị huyện Tri Tôn tiếp xúc cử tri chuyên đề với nông dân tiêu biểu của các xã, thị trấn và tiếp xúc với cử tri là người lao động.

Thường trực HÐND tỉnh tổ chức 5 cuộc khảo sát, giám sát và các Ban của HÐND tổ chức 10 cuộc khảo sát, giám sát các dự án đầu tư công trọng điểm giai đoạn 2016-2020 sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án nâng cấp tuyến đường liên tỉnh nối từ huyện Châu Phú qua khu vực Tứ giác Long Xuyên nối với huyện Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.

Các nội dung quan trọng khác cũng được quan tâm giám sát, đó là: Dự án nâng cấp, cải tạo tuyến kênh Vĩnh Tế thuộc Hệ thống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên thích ứng với biến đổi khí hậu; dự án xây dựng và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn giai đoạn 2016-2021; việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành; kết quả thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, gắn với các giải pháp thực hiện an sinh xã hội, việc làm cho người lao động ổn định cuộc sống trong tình hình hiện nay”; kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19...

Theo Bà Ayun HBút, Phó Chủ tịch HÐND tỉnh Gia Lai, để các cuộc tiếp xúc cử tri thật sự hiệu quả, đại biểu không đơn giản chỉ lắng nghe những ý kiến, kiến nghị, phản ánh của cử tri và tổng hợp, tiếp thu có chọn lọc mà phải đối thoại, tranh thủ diễn đàn để giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước với cử tri. Yêu cầu đặt ra là đại biểu HÐND cần sát dân, am hiểu cơ sở mới giải thích thấu đáo để dân hiểu, dân tin; đôi lúc phải vận dụng một số luật tục để giải thích, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho dân.

Khắc phục tình trạng một số đại biểu không hiểu tiếng bản địa, những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm dạy tiếng dân tộc tại chỗ cho cán bộ, công chức, viên chức... Vì thế, đa số đại biểu có thể giao tiếp với cử tri bằng 2 thứ tiếng. "Hiện toàn tỉnh có 2.635 đại biểu HÐND các cấp là người dân tộc thiểu số (chiếm gần 41%). Việc tiếp cận, nắm bắt thấu tình, đạt lý tâm tư, tình cảm của dân, không ai khác chính là các đại biểu HÐND người dân tộc thiểu số đối với đồng bào mình” - bà Ayun HBút cho biết.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ

Ðánh giá cao những kết quả vừa qua, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HÐND, Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ nhấn mạnh nhiệm vụ, vai trò trong thời gian tới: HÐND phải giữ vai trò quan trọng trong đổi mới quản trị ở địa phương theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia của người dân.

"Hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức hoạt động của HÐND góp phần rất quan trọng xây dựng nền hành chính phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, khoa học, trong sạch, công khai, minh bạch, nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh…” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Từ những bài học, kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, vấn đề đặt ra là HÐND, đại biểu HÐND cần chú trọng lựa chọn và thực thi các nhiệm vụ trọng tâm, làm chuyển biến mạnh mẽ tình hình cả về bề rộng, chiều sâu và chất lượng. Nội dung nữa là cần nghiên cứu và ban hành các nghị quyết về tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, tài chính-ngân sách, đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bên cạnh đó, yêu cầu của thực tiễn cuộc sống đòi hỏi HÐND cần tập trung nâng cao chất lượng các nghị quyết của mình phải bảo đảm tính dự báo chính xác, lượng hóa được mục tiêu chính sách, các giải pháp và nhiệm vụ phải rất cụ thể, rõ ràng, bám sát thực tiễn cuộc sống, dễ triển khai thực hiện và dễ giám sát, kiểm tra.

Chia sẻ kỷ niệm cuộc gặp gỡ rất đáng nhớ khi có dịp trao đổi trực tiếp với Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ lúc về thăm, làm việc tại tỉnh nhà, đồng chí Nguyễn Hữu Khánh (Út Vũ), nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, đại biểu Quốc hội khóa X, bày tỏ sự trăn trở với những vấn đề trong phát triển của đất nước những năm qua. Nhấn mạnh giữa giám sát và quá trình xây dựng pháp luật có mối quan hệ khăng khít, qua lại, đồng chí nhận xét: "Dường như mối quan hệ này lâu nay chưa được quan tâm nhiều, bởi tầm giám sát chưa nhìn thấu suốt nền tảng pháp luật đã đi vào thực tiễn cuộc sống ra sao”. Ðồng chí chia sẻ, trong một số trường hợp cụ thể, đoàn giám sát có nơi chỉ "có giám” mà "không sát”, tức là nắm tình hình chung chung, không sâu, kiến nghị chưa đủ mạnh. Ði sâu tìm hiểu bản chất, nguyên nhân có thể do cơ chế, có thể do năng lực đại biểu, hay nhiều yếu tố khác đã làm cho kết quả giám sát chưa đạt yêu cầu. Khi một luật nào đó chưa hoàn chỉnh thì từ thực tiễn, các cơ quan có trách nhiệm phải sớm đánh giá, điều chỉnh theo đúng xu hướng phát triển, phù hợp yêu cầu thực tiễn cuộc sống đặt ra.

Ðồng chí Nguyễn Hữu Khánh đề nghị xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ủy ban của Quốc hội với thẩm quyền giám sát đủ mạnh; bên cạnh đó tăng quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; và điều quan trọng nữa thu hút trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, những đại biểu chuyên trách có nhiều kinh nghiệm, năng lực, am hiểu chuyên sâu và hoạt động liên tục trong xây dựng pháp luật đóng góp cho Quốc hội; có cơ chế ràng buộc trách nhiệm với các tổ chức, cá nhân soạn thảo luật.

Kinh nghiệm vừa qua như ở nhiều địa phương, Thường trực HÐND Thành phố Hồ Chí Minh ký kết quy chế phối hợp với Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Thành phố Hồ Chí Minh và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Ðó là sự linh hoạt trong tiếp xúc, tuyên truyền vận động, đối thoại với người dân và doanh nghiệp, tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND 16 quận, 249 phường với người dân, doanh nghiệp; tổ chức tiếp nhận ý kiến cử tri qua tổng đài 1022; chương trình dân hỏi thành phố trả lời và nhiều hoạt động khác.

Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, hiệu ứng tích cực nhất của sự phối hợp giữa ba cơ quan là "xu hướng chỉ trích lẫn nhau, tức là nói những điều chưa làm được giữa các sở, ngành. Ðồng chí cho rằng đó là tín hiệu tích cực để nâng cao vai trò trách nhiệm, đó là điều dân cần. "Còn nội bộ cứ nói đồng tình, rồi gồng mình chịu đựng những việc không thể chịu đựng được, là không tích cực. Tự chỉ trích mình, nói vì lợi ích chung, nói việc không nói người. Tinh thần đó là tích cực!”, đồng chí Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Nên, trong hoạt động của HÐND, quan trọng không phải là tiếp xúc cử tri được bao nhiêu cuộc mà hệ thống chính quyền có lắng nghe cử tri nói, giải quyết các vấn đề cử tri đặt ra hay không. Ðể đổi mới công tác giám sát của HÐND thành phố trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Nên cho rằng, ngay khi có các dự án, kế hoạch, chủ trương mới trên địa bàn thì các cơ quan cần bổ sung ngay chương trình giám sát. Giám sát ra sao để thúc giục những đơn vị, cá nhân triển khai thực hiện nhanh, hiệu quả, tránh sai sót, tiêu cực.

Nhìn nhận những năm qua, cử tri và nhân dân cảm nhận rõ làn gió tươi mới trong hoạt động của cơ quan dân cử các cấp. Việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử nói chung và HÐND địa phương nói riêng là thể hiện "ý Ðảng, lòng dân”, trong bối cảnh hiện nay càng thấy khẳng định đó vững chắc hơn, thuyết phục hơn. Hoạt động của HÐND bám sát yêu cầu thực tiễn, thiết thực, trách nhiệm hơn. Xu thế đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HÐND tất cả vì sự nghiệp chung, vì cộng đồng trách nhiệm, vì mục tiêu kiến tạo phát triển, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại các kỳ họp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mời Thường trực HÐND các tỉnh, thành phố dự khán, nhất là các phiên họp giám sát chuyên đề. Ðảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cử đại diện về dự các kỳ họp của HÐND cấp tỉnh. Có tính tương tác hai chiều như vậy giúp HÐND các tỉnh, thành phố liên tục cập nhật, bổ sung về cơ sở pháp lý và phát triển các bài học kinh nghiệm hữu ích "chủ động, từ sớm, từ xa” của Quốc hội để đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng trong ban hành nghị quyết và tăng cường các hoạt động giám sát…

(Báo cáo của Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội)

Ðề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan tiếp tục làm rõ nội hàm của chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan dân cử.

Ðề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu các phương án bổ sung biên chế hoặc có cơ chế cho phép các đoàn giám sát được thuê các chuyên gia, đơn vị tư vấn tham gia các đoàn giám sát để nâng cao chất lượng các cuộc giám sát. Việc thu hút cán bộ giỏi vào các cơ quan chuyên trách của HÐND các cấp còn nhiều khó khăn, chúng tôi đề nghị nghiên cứu ban hành các cơ chế tạo điều kiện cho cán bộ về điều kiện làm việc, khen thưởng, thu nhập, cơ hội phát triển…

Chủ tịch HÐND thành phố Hải Phòng Phạm Văn Lập

Các tin khác


75 năm Công an nhân dân thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã để lại cho toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta kho tàng lý luận vô giá trên nhiều lĩnh vực, trong đó có những di huấn sâu sắc, toàn diện trên các mặt công tác, chiến đấu, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Người đối với lực lượng Công an nhân dân.

Cẩm nang quan trọng cho mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân

Với quyết tâm làm trong sạch bộ máy, đưa đất nước phát triển, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều bài viết quan trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra mắt, được toàn dân đón nhận và được coi là cẩm nang quan trọng cho cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa bản thân…

Đừng để thông tin chính thống... đi sau

Nếu không kịp thời cung cấp thông tin chính thống, chủ động định hướng dư luận thì sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng và đời sống xã hội sẽ mang đến nhiều hệ lụy khó lường.

Kê khai tài sản: Chớ để cháy nhà mới ra mặt chuột

"Thu nhập không trung thực” là một trong 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến," "tự chuyển hóa" trong nội bộ” chỉ mặt, điểm tên. Đây cũng là vấn đề được Đảng ta rất quan tâm lãnh đạo chấn chỉnh, khắc phục; được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Nhận diện, phê phán quan điểm cổ xúy “xã hội dân sự”

Ý đồ của những đối tượng cổ xúy "xã hội dân sự” cũng không ngoài mục đích làm suy yếu, vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), từ đó loại bỏ vị trí, vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng lái đất nước Việt Nam đi theo con đường khác, xa lạ, đối nghịch với con đường cách mạng XHCN.

Siết chặt quy trình công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ ngày càng vững mạnh

Quy định của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị (Quy định số 96-QÐ/TW) vừa được ban hành mới đây nhận được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục