(HBĐT) - Năm 2022, Báo Hòa Bình đăng tải trên 200 tin, bài trong chuyên mục Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (BVNTTTCĐ). Đài PT-TH tỉnh thực hiện 20 chuyên đề phát thanh; 96 tin trong các chương trình về đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, BVNTTTCĐ; phát sóng 48 chuyên mục BVNTTTCĐ (4 số/tháng, thời lượng 15 phút/chuyên mục); thực hiện 24 chuyên đề truyền hình, hàng trăm tin, bài, phóng sự với các nội dung về gương người tốt - việc tốt… Các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò là mũi nhọn tiên phong trong việc tuyên truyền, đấu tranh phản bác thông tin sai trái của các thế lực thù địch.
Cán bộ Văn phòng Đảng ủy xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) theo dõi thông tin trên Báo Hòa Bình điện tử.
Đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho biết: Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng được tỉnh tập trung vào một số giải pháp chủ yếu, trước tiên là tiếp tục triển khai thực hiện việc đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá thông tin xấu, độc, sai sự thật trên internet, mạng xã hội. Kịp thời nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV), Nhân dân; xử lý dứt điểm, hợp tình, hợp lý những tình huống nảy sinh tại địa phương, đơn vị. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tạo sức lan tỏa trong xã hội.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, luận điệu xuyên tạc gây chia rẽ nội bộ Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được các cấp ủy chủ động triển khai, thực hiện hiệu quả. Thông qua các hình thức như tuyên truyền miệng, bản tin sinh hoạt chi bộ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn, phát hành mỗi số hơn 5.000 cuốn lồng ghép các nội dung BVNTTTCĐ, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động các cơ quan báo chí của tỉnh và T.Ư đóng trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp tình hình báo chí, báo cáo cấp ủy để kịp thời xử lý những vấn đề nhạy cảm, bức xúc, tin xấu, độc trên internet và mạng xã hội. Chỉ đạo, định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền CB, ĐV, Nhân dân cảnh giác với những thông tin trên mạng internet, phản bác những thông tin bịa đặt, sai sự thật, thông tin bôi nhọ, nói xấu Đảng và Nhà nước.
Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để BVNTTTCĐ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tỉnh làm nghiêm việc xử lý CB, ĐV suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, thực hiện nhiệm vụ được giao. Tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công chức, viên chức không sử dụng mạng xã hội để làm việc riêng trong giờ hành chính; không truy cập, đăng tải, bình luận, chia sẻ thông tin, hình ảnh… trái với thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức xã hội.
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội phát huy vai trò, trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền CB, ĐV, Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng đời sống văn hóa… Tiêu biểu như Tỉnh Đoàn duy trì, phát huy hiệu quả chuyên mục BVNTTTCĐ trên website của Tỉnh Đoàn; chỉ đạo các cấp bộ Đoàn xây dựng, thực hiện chuyên mục "Tuổi trẻ các dân tộc Hòa Bình sắt son niềm tin với Đảng”. Câu lạc bộ Lý luận trẻ tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động có nội dung liên quan đến BVNTTTCĐ, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Dương Liễu
LTS: Không thể phủ nhận biểu hiện "nhạt Đảng, khô Đoàn, xa rời chính trị” là thực tế tồn tại ở một bộ phận đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hiện nay.
Ðiều đáng ghi nhận là các kỳ họp Hội đồng nhân dân (HÐND) được tổ chức hợp lý, khoa học, bảo đảm vừa kịp thời, vừa thực chất và hiệu quả, nhiều phương thức cải tiến, đổi mới như: Nội dung được chuẩn bị kỹ lưỡng, "từ sớm, từ xa”; giảm thời gian đọc báo cáo, tăng thời gian chất vấn, thảo luận; công tác điều hành linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, phát huy cao nhất trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu.
Nhân dịp 75 năm Công an nhân dân học tập, thực hiện Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11/3/1948 - 11/3/2023), Đại tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có bài viết: "Sáu điều dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Di sản tinh thần vô giá của lực lượng Công an nhân dân". TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết:
Nội dung những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được rút ra từ thực tiễn phong phú, thể hiện tầm nhìn, trí tuệ sáng suốt, sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện. Cuốn sách góp phần làm sáng rõ tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QÐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. Sau 10 năm thực hiện quyết định quan trọng này, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã có những bước tiến quan trọng và thu được nhiều kết quả to lớn, góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Ðảng và chế độ.
Bộ Chính trị vừa có thông báo số 50-KL/TW Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".