Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Điểm nhấn tiếp theo đó là các quy định về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được hoàn thiện. Từ việc thể chế các văn bản của Đảng đến các quy định của hệ thống pháp luật đã từng bước thể hiện được các nguyên tắc và yêu cầu trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực đó là "3 không” (không thể, không dám và không cần tham nhũng). Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hướng tới khắc phục các lỗ hổng và minh bạch hoá của hệ thống pháp luật; nâng cao trách nhiệm giải trình của các chủ thể lãnh đạo và quản lý trước dư luận Nhân dân. Vai trò giám sát của người dân và báo chí được phát huy với tư cách là trung tâm của quyền lực, là chủ thể quản lý nhà nước và xã hội.

Điểm nhấn đặc biệt là công tác xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả với phương châm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, kỷ luật đảng đi trước, kỷ luật hành chính, xử lý trách nhiệm hình sự đồng bộ, kịp thời và tương xứng với vi phạm. Vì vậy đã không ít người từng là cán bộ, đảng viên từ cấp tỉnh đến cơ sở phải cúi đầu nhận tội và sự trừng phạt của pháp luật để lại tiếng xấu cho dòng họ, gia đình và người thân.

Tuy rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang được thực hiện với sự quyết tâm, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đó là "tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”, ấy vậy mà có không ít cán bộ, đảng viên, những người có chức vụ, quyền hạn vẫn có thái độ "đàn gảy tai trâu” với phòng chống tham nhũng, tiêu cực, coi đó như không phải việc của mình. Họ không chỉ có thái độ thờ ơ, vô cảm mà trong số đó không ít người vẫn "ngựa quen đường cũ", tranh thủ chấm mút, xà xẻo công quỹ, chèn ép doanh nghiệp và người dân hòng kiếm chác nhiều, ít khi còn tại vị!. Những vụ, việc hàng loạt bộ sậu cả cấp huyện, cấp xã ở một số địa phương, đơn vị trong tỉnh lần lượt sa lưới pháp luật gần đây phải chăng chưa phải là những lời cảnh tỉnh cho những người còn u mê thời cuộc?

Cần phải nhận thức rằng công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực là "cuộc chiến” chưa bao giờ có hồi kết, những kết quả đạt được trong thời gian qua chỉ là kết quả bước đầu. Tại hội nghị Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo, các cơ quan chức năng cần phát huy kết quả đạt được, thực hiện "4 hơn” (làm tích cực hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa và hiệu quả hơn nữa) và "3 không” (không đùn đẩy, không né tránh và không đổ lỗi khách quan) với tinh thần "kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Rồi đây nhiều lĩnh vực mới sẽ được đưa vào tầm ngắm không chỉ là đầu tư công, đất đai, tài chính mà các lĩnh vực quản lý nhà nước, bao gồm cả an sinh xã hội, phúc lợi công cộng cũng sẽ được kiểm soát. Những hiện tượng cán bộ, đảng viên "giàu nhanh” bất thường, nhiều tài sản, đất đai phải minh bạch câu trả lời với Đảng và Nhân dân tiền, tài sản đó ở đâu mà có. Những doanh nghiệp "cấp huyện” bỗng dưng lớn mạnh cũng sẽ được rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, xã hội và người lao động để đảm bảo tính minh bạch, bền vững của nền kinh tế, an ninh, an toàn cho người dân, cho xã hội. Vì thế, mỗi người cần nhận thức sâu sắc, trách nhiệm và cách hành xử đúng để không rơi vào vòng lao lý. Xin đừng để "biết thế” thì đã quá muộn!.


N.T.S

Các tin khác


Chữa “bệnh” xu nịnh

Xu nịnh là hành vi khen không đúng hoặc khen quá lời nhằm mục đích cầu lợi người được khen. Xu nịnh có từ xa xưa và giờ đây "liên tục phát triển”, trở thành căn bệnh trầm kha của xã hội. Chữa "bệnh” xu nịnh là góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam" - Bài 2: Thấm nhuần bản sắc văn hóa và chính nghĩa Việt Nam

Dưới góc nhìn văn hóa, trường phái ngoại giao mang bản sắc "Cây tre Việt Nam” là sự thể hiện sáng tạo, phát huy hiệu quả nguồn lực sức mạnh mềm của quốc gia-dân tộc trong giai đoạn mới. Để thực hiện thắng lợi trường phái ngoại giao "Cây tre Việt Nam”, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta cần thấm nhuần tư tưởng, triết lý của tiên tổ, ông cha...

Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam"- Bài 1: Tất yếu khách quan không thể xuyên tạc

Thuật ngữ ngoại giao "Cây tre Việt Nam” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh dư luận tích cực, trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, lèo lái dư luận hiểu sai lệch bản chất vấn đề.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận chủ trương “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” của Đảng ta

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là chủ trương quan trọng được Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ trương này. Vì vậy, nhận diện đúng và có giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ trương "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị trong Đảng - Giá trị vận dụng trong cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của phần tử cơ hội chính trị hiện nay

Chủ nghĩa cơ hội chính trị và phần tử cơ hội chính trị là mối nguy cơ đe dọa vị trí và vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị dưới mọi biến thể để giữ vững bản chất và sức mạnh của Đảng, để Đảng ta luôn xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc đạt được những thắng lợi vẻ vang qua các thời kỳ.

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành riêng một mục trong bài viết tổng quan nói về việc cần "Tăng cường công khai, minh bạch, giám sát, kiểm soát quyền lực; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để "không muốn”, "không cần” tham nhũng, tiêu cực”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục