Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hình thành tổ chức bất hợp pháp do đối tượng Dương Văn Mình, người dân tộc Mông cầm đầu. Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, tổ chức này đã truyền bá những tư tưởng lệch lạc, sai trái, lôi kéo đồng bào Mông tham gia và tiến hành nhiều hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Dương Văn Mình còn cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền "đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài... Hoạt động của Dương Văn Mình và đồng bọn đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và bị nghiêm trị. Đến nay, các địa phương bị ảnh hưởng đã cơ bản xóa bỏ được tổ chức này. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm tồn tại, các hoạt động của tổ chức này vẫn để lại nhiều hệ lụy nặng nề.

Khoảng năm 1986, sau khi nghe tuyên truyền đạo Tin lành qua Đài Á châu tự do, phát bằng tiếng Mông từ nước ngoài, Dương Văn Mình nảy sinh ý tưởng hình thành một tín ngưỡng mới. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến sự hình thành tổ chức bất hợp pháp cùng hàng loạt vụ việc do Dương Văn Mình và các đối tượng hậu thuẫn dựng lên sau này.

Từ "dị giáo", "lạc giáo"

Trong số các tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, Tuyên Quang được xem là "thủ phủ”. Cũng từ nơi đây, Dương Văn Mình đã chỉ đạo những đối tượng cầm đầu tổ chức này ở một số huyện tại Tuyên Quang và các tỉnh miền núi phía Bắc thực hiện những việc làm sai trái, gây ra nhiều bất ổn trên địa bàn.


Thiếu tướng Nguyên Xuân Hà (nguyên Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa trực tiếp đấu tranh với đối tượng Dương Văn Mình (áo tím). Ảnh minh họa: cand.com.vn

Để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình, nhóm phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã tiến hành khảo sát tại nhiều tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và gặp gỡ một số chuyên gia, nhà khoa học về dân tộc, tôn giáo. Tại các địa phương như Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy đều có chung khẳng định: Những luận điệu, giáo điều mà Dương Văn Mình tuyên truyền thực chất là cóp nhặt, vay mượn nội dung giáo lý, giáo luật của đạo Tin lành. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức hạn chế nên những giáo lý, giáo luật chính thống của đạo Tin lành mà Dương Văn Mình nghe được gần như "tai nọ sang tai kia” và bị sai lệch rất nhiều. Thêm nữa, với âm mưu thành lập một tín ngưỡng mới, đối tượng đã cải biên, biến tấu những giáo lý, giáo luật này thành của mình.

Sau khi xây dựng được hệ thống các giáo lý, giáo luật của riêng mình, cùng với "quân sư” Đào Đình Hoẵng, Dương Văn Mình dựng lên câu chuyện: Vào lúc 0 giờ ngày 1-8-1989, trong lúc ngủ say đã có ông thần từ trên trời nhảy xuống nhập vào Dương Văn Mình. Đó chính là Chúa Jesus đến giao cho Dương Văn Mình nhiệm vụ làm thầy và có trách nhiệm với thiên hạ, với người Mông cho cuộc hành trình chuẩn bị chia tay thế kỷ 20, đón nhận thế kỷ 21.

Sau khi chuẩn bị xong các vật dụng cần thiết, chúng đã rêu rao, tuyên truyền: Dương Văn Mình ra đời vào đúng 0 giờ ngày 30-7 âm lịch, tức ngày 1-8-1989 và tuyên bố "từ nay trở đi, người Mông không có ma, không phải thờ cúng tổ tiên, người chết không phải làm ma như phong tục cũ, mọi cúng lễ liên quan đến hương khói đều bãi bỏ. Nếu ai theo Dương Văn Mình sẽ có cuộc sống sung sướng, không làm cũng có ăn, không học cũng biết chữ, người già sẽ lột xác, ốm đau sẽ tự khỏi; năm 2000 trái đất sẽ nổ tung, ai theo Dương Văn Mình sẽ được sống...”.

Dù những luận điệu tuyên truyền rất hoang đường, vô căn cứ, mang đậm màu sắc mê tín dị đoan nhưng vì thời điểm đó, đời sống đồng bào dân tộc Mông khó khăn và nhiều hủ tục, đặc biệt trong việc tổ chức tang lễ, cưới hỏi nên rất đông người đã tin theo. Từ đó, Dương Văn Mình tiếp tục nghiên cứu xây dựng kinh sách và dựa trên giáo lý, giáo luật, bài thánh ca của đạo Tin lành để sáng tác thành các bài hát ca ngợi chính bản thân mình; đồng thời xây dựng tổ chức, quy định, nghi lễ thờ phụng và tuyên truyền trong đồng bào Mông, vận động đồng bào bỏ bàn thờ tổ tiên, bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo "chúa trời”-tức Dương Văn Mình.

Nhìn từ góc độ dân tộc, tôn giáo, PGS, TS Nguyễn Thanh Xuân, nguyên Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, hiện là giảng viên cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu quan điểm: Bản thân Dương Văn Mình khi nghe tuyên truyền đạo Tin lành nhưng chỉ qua đài phát thanh, đúng hay sai không biết và cũng không có người hiệu chỉnh, dẫn đến nhận thức lệch lạc về tín ngưỡng và từ đó trở thành "dị giáo”, "lạc giáo”... Từ nguyên nhân này, cộng với tư tưởng "xưng vua”, "đón vua” của đồng bào Mông và những hủ tục nặng nề trong đời sống văn hóa tâm linh dẫn đến một bộ phận đồng bào Mông tin theo Dương Văn Mình.

Đến hành trình lạc lối

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Mông hằng ngày không thể thiếu tiếng khèn, tiếng trống. Đối với đời sống tâm linh, cũng như đồng bào các dân tộc khác, người Mông lập ban thờ, thờ cúng tổ tiên. Khảo sát tại một số tỉnh miền núi phía Bắc bị ảnh hưởng bởi tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình cho thấy, biểu hiện rõ nhất của một bộ phận người Mông tin, đi theo tổ chức này là bỏ ban thờ, không thờ cúng tổ tiên... Bên cạnh đó, khi tổ chức lễ tang cho người qua đời, họ không sử dụng khèn, trống mà thay bằng các "linh vật” là con chim én, con ve sầu và con cóc... Đây là những "linh vật” do Dương Văn Mình tự nghĩ ra và chỉ đạo các đối tượng cốt cán tuyên truyền trong tổ chức.

Ông Lý Văn Máy, ở thôn Nà Luông, xã Linh Phú (Chiêm Hóa, Tuyên Quang) là người trước đây từng tham gia tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình bộc bạch: Dương Văn Mình với luận điệu "chúa trời Vàng Chứ” đã nhập vào bản thân, để phán bảo và dẫn dắt người Mông đi đến cuộc sống ấm no, sẽ đưa dân tộc Mông khỏi cảnh sập trời, nước dâng, lửa thiêu... Ngay khi chiếm được lòng tin của đồng bào, Dương Văn Mình tiếp tục lừa gạt, quyên góp tiền với luận điệu "muốn sung sướng, khỏi ốm đau...” thì phải nộp tiền, của cải để làm lễ và lập ra "Quỹ Vàng Chứ”. Nhiều người tin và nghe theo, bán hết trâu, bò, lợn, gà để nộp tiền cho tổ chức.

Thượng tá Trần Quang Vinh, Phó trưởng Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Tuyên Quang khẳng định: Dương Văn Mình nhận thức lệch lạc về tín ngưỡng, mang nặng màu sắc mê tín dị đoan; không theo một tôn giáo chính thống hoặc tín ngưỡng truyền thống nào. Trong khi đó, với ý định theo đạo Tin lành, năm 2001, Dương Văn Mình đã hai lần cử các đối tượng cốt cán về Tổng hội Tin lành miền Bắc để tìm sự giúp đỡ nhưng đều bị từ chối với lý do đưa ra là: Những giáo điều của tổ chức này không phải của đạo Tin lành; Dương Văn Mình và các thành viên trong tổ chức bất hợp pháp không hiểu gì về đạo Tin lành. Tuy nhiên, với ý định muốn biến tướng thành một đạo riêng, muốn "xưng vua” để lôi kéo bà con dân tộc Mông, Dương Văn Mình và các đối tượng cốt cán đã nhiều lần tụ họp bí mật, chỉ đạo ra mắt tổ chức của mình; tiếp tục tổ chức hội họp đông người, quyên góp tiền bạc trái phép...

Không dừng lại ở đây, tại địa bàn sinh sống ở thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm (Hàm Yên, Tuyên Quang), Dương Văn Mình lập ra các tổ chức: Tổng quản, thanh niên, phụ nữ, bảo vệ và chỉ đạo soạn thảo "Quy ước thôn Ngòi Sen”, công khai đề ra những luật lệ riêng với ý đồ thành lập tổ chức độc lập, đối đầu và tách rời sự quản lý của chính quyền cơ sở. Mặt khác, để hợp thức hóa tổ chức, Dương Văn Mình và các đối tượng đã nộp 4 đơn bằng chữ Mông gửi 4 cấp (từ xã đến Trung ương).

Song song đó, tổ chức này tự ý xây dựng 30 nhà đòn - nhà chứa đồ tang lễ để công khai các biểu tượng, phô trương thanh thế. Thành lập các đội văn nghệ múa hát và tổ chức sinh nhật cho Dương Văn Mình hằng năm nhằm kể lại công lao, tôn sùng cá nhân và lôi kéo đồng bào Mông tin theo các hoạt động bất hợp pháp... Nguy hại hơn, các đối tượng còn tiến hành hướng dẫn hàng trăm người Mông cách viết đơn tố cáo chính quyền; cách đối phó với chính quyền và lực lượng công an...

Theo thông tin từ Công an tỉnh Tuyên Quang, năm 1990, Dương Văn Mình và các đối tượng trong tổ chức bất hợp pháp liên tiếp gây rối trật tự công cộng, đe dọa, ngăn cản trẻ em đến trường, ngăn cản đồng bào thực hiện quyền công dân; quấy nhiễu, kích động, xúi giục chia rẽ cộng đồng dân cư và phá hoại tinh thần đoàn kết giữa các nhóm dân tộc. Trước những hành vi vi phạm pháp luật, Dương Văn Mình cùng một số đồng bọn bị truy tố và Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tuyên (nay là hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang) phạt 5 năm tù giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản riêng của công dân và hành nghề mê tín dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ra tù, Dương Văn Mình vẫn không hối cải, tiếp tục có những hành động "xưng vua” lần thứ hai. Từ năm 2007, mặc dù bỏ trốn khỏi địa phương nhưng Dương Văn Mình vẫn chỉ đạo tuyên truyền các biểu tượng như cờ, linh vật thờ, xây dựng nhà đòn; kích động chống lại chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước và quy định của địa phương...

Trong thời gian chữa bệnh thận ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (năm 2013, 2014), Dương Văn Mình đã cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang "đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài...

Hoạt động của tổ chức Dương Văn Mình trong hơn 30 năm qua đã làm xáo trộn cuộc sống gia đình, làm biến dạng phong tục tập quán, bản sắc và văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông như thờ cúng tổ tiên, hát dân ca, thổi khèn, đánh quay, ném pao... Đồng thời, đã làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội khắp địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang và Lào Cai, để lại hệ lụy lâu dài, khó khắc phục.


Theo Báo Quân đội Nhân Dân

Các tin khác


Bảo vệ tính tất yếu, chính nghĩa của ngoại giao "Cây tre Việt Nam"- Bài 1: Tất yếu khách quan không thể xuyên tạc

Thuật ngữ ngoại giao "Cây tre Việt Nam” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh dư luận tích cực, trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc, lèo lái dư luận hiểu sai lệch bản chất vấn đề.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận chủ trương “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” của Đảng ta

Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước là chủ trương quan trọng được Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ trương này. Vì vậy, nhận diện đúng và có giải pháp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về chủ trương "khơi dậy khát vọng phát triển đất nước” là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị trong Đảng - Giá trị vận dụng trong cuộc đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái của phần tử cơ hội chính trị hiện nay

Chủ nghĩa cơ hội chính trị và phần tử cơ hội chính trị là mối nguy cơ đe dọa vị trí và vai trò của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội chính trị dưới mọi biến thể để giữ vững bản chất và sức mạnh của Đảng, để Đảng ta luôn xứng đáng với vai trò tiên phong, gương mẫu và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc đạt được những thắng lợi vẻ vang qua các thời kỳ.

Tăng minh bạch, công khai để chống tham nhũng, tiêu cực

Trong cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành riêng một mục trong bài viết tổng quan nói về việc cần "Tăng cường công khai, minh bạch, giám sát, kiểm soát quyền lực; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm để "không muốn”, "không cần” tham nhũng, tiêu cực”.

Bài viết của Tổng Bí thư: Nhân lên tinh thần đoàn kết và khát vọng xây dựng đất nước

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2024), Giáo sư, Tiến sỹ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết với tiêu đề: "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng".

Cuốn sách của Tổng Bí thư: "Kim chỉ nam" cho công tác đối ngoại

Trong bối cảnh công tác đối ngoại, ngoại giao Việt Nam đạt những thành quả rất nổi bật của năm 2023, cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam”" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngay khi được phát hành đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt của độc giả, nhất là cán bộ, đảng viên làm việc trong lĩnh vực đối ngoại, ngoại giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục