(HBĐT) - Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa tháng 8/1945, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (Đà Bắc) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Trải qua các giai đoạn lịch sử, phát huy truyền thống cách mạng, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Tu Lý đã có những bước tiến trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nhà bia lưu niệm khu di tích lịch sử cách mạng Tu Lý - Hiền Lương được xây dựng tại xóm Mạ, xã Tu Lý (Đà Bắc) là nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay.
Một ngày thu tháng Tám, chúng tôi trở lại xã Tu Lý (Đà Bắc). Đã cán đích xây dựng nông thôn mới (NTM) nên bộ mặt vùng quê cách mạng có nhiều đổi thay, đời sống người dân ngày càng sung túc hơn.
Cách đây 74 năm, vào ngày 10/2/1945 (tức 28 Tết năm Ất Dậu), được đồng chí Đinh Công Hậu dẫn đường, đồng chí Vũ Thơ đã đến gặp anh Đinh Công Sắc - con của tri châu Mai Đà có lòng ủng hộ Việt Minh ở xóm Tình Tràng, xã Tu Lý để bắt mối xây dựng cơ sở cách mạng. Từ đây, gia đình anh Sắc trở thành địa điểm liên lạc, hội họp, bàn kế hoạch xây dựng khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương. Cũng trong những ngày Tết Nguyên đán đó, anh Sắc đã đưa đồng chí Vũ Thơ đến gặp, tuyên truyền, giác ngộ, cảm hóa ông Xa Văn Ba, Chánh tổng Hiền Lương và con trai, cùng nhân dân vùng Tu Lý - Hiền Lương, Động Dao Toàn Sơn. Tháng 2/1945, Ban cán sự Đảng tỉnh quyết định mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại nhà ông Xa Văn Bình, bưa Đồng Miếng, xóm Giằng Sèo (nay thuộc xã Cao Sơn) do đồng chí Vũ Thơ trực tiếp giảng dạy.
Ngày 13/8/1945, lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương phát đi toàn quốc. Ngày 18/8/1945, Ủy ban Dân tộc giải phóng Hòa Bình phát lệnh khởi nghĩa toàn tỉnh. Sáng ngày hôm sau, lệnh khởi nghĩa được truyền tới khu căn cứ Tu Lý - Hiền Lương, Mường Diềm, bản Phủ và khắp các thôn, xóm huyện Đà Bắc, khí thế cách mạng sục sôi. Theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh, tự vệ cứu quốc Tu Lý - Hiền Lương được chia thành 2 đội. Đội do đồng chí Bình Huấn chỉ huy với khoảng 20 tự vệ cứu quốc theo đường bản Phủ, suối Voi hợp với tự vệ Toàn Sơn tiến về Hòa Bình giành chính quyền ở tỉnh lỵ. Sau khi giành thắng lợi ở châu Kỳ Sơn và tỉnh lỵ Hòa Bình, lực lượng do đồng chí Bình Huấn chỉ huy nhanh chóng hành quân lên chợ Bờ, cùng lực lượng do đồng chí Hoàng Ba chỉ huy cướp chính quyền ở châu lỵ Mai Đà. Ngày 25/8, tri châu Đinh Công Quyền đầu hàng, chính quyền phong kiến bị tuyên bố xóa bỏ. Hai ngày sau, UBND lâm thời xã Tu Lý được thành lập, chính thức ra mắt nhân dân.
Như vậy, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương đã trở thành cái nôi nuôi dưỡng, phát triển phong trào cách mạng không chỉ trong huyện, trong tỉnh mà còn ảnh hưởng rộng khắp các vùng thượng lưu sông Đà.
Phát huy truyền thống cách mạng, những năm qua, xã Tu Lý luôn chú trọng công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trở thành một trong những xã đi đầu của huyện vùng cao Đà Bắc trong công cuộc xây dựng NTM. Đồng chí Nguyễn Văn Điện, Chủ tịch UBND xã cho biết: Sau 10 năm xây dựng NTM, đời sống kinh tế của người dân trong xã không ngừng được nâng lên. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50% (năm 2011), đến nay giảm còn hơn 10%; thu nhập bình quân từ 10 triệu đồng/người (năm 2011) nay tăng lên trên 30 triệu đồng/người.
Viết Đào
Bài 2 - Nâng cao đạo đức công vụ và trách nhiệm người nêu gương
HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 05, BTV Tỉnh ủy xác định khâu đột phá là: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, địa phương, đơn vị. Thực hiện tốt đạo đức công vụ; xây dựng hình ảnh người cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tận tụy, liêm khiết, gần dân, trọng dân, hết lòng phục vụ nhân dân.
(HBĐT) - Chiều 7/8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tổ chức sơ kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.
(HBĐT) - Đúng giờ làm việc quy định, cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận "một cửa” xã Tân Vinh (Lương Sơn) có mặt đầy đủ và tận tình hướng dẫn nhân dân giải quyết công việc. Đó là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến làm việc tại trụ sở UBND xã. Người dân nhanh chóng được tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc. Điều đó cho thấy sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện công tác dân vận chính quyền đem đến sự hài lòng cho nhân dân.
(HBĐT) - Sải bước trên những con đường bê tông rộng từ 3,5 - 5 m ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng (Kim Bôi) mới thấy được sự chung sức, đồng lòng của nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển giao thông nông thôn (GTNT). Từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, nhân dân thôn Bình Tân đã hiến hơn 3.000 m2 đất, đóng góp trên 3.000 ngày công lao động để cứng hóa trên 70% đường giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho bà con trong sản xuất và sinh hoạt.
(HBĐT) - "Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Thủy nhận thức sâu sắc những giá trị, tư tưởng cốt lõi trong bản Di chúc của Bác Hồ cách đây 50 năm, tổ chức đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước gắn với thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, xây dựng huyện trở thành vùng động lực kinh tế và huyện nông thôn mới (NTM) vào năm 2020” - đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy cho biết.
(HBĐT)-Kiên cường, dũng cảm trong chiến tranh, để lại một phần cơ thể trên chiến trường, trải qua nhiều đau thương, mất mát, nhưng khi trở về quê hương, nhiều thương binh, bệnh binh đã vượt lên hoàn cảnh, vượt lên thương tật, mạnh dạn, sáng tạo, nắm bắt cơ hội và trở thành những tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.