Chiều 20/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Henri Coanda ở thủ đô Bucharest bắt đầu thăm chính thức Romania theo lời mời của Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.


Chiều 20/1 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay quốc tế Henri Coanda ở thủ đô Bucharest bắt đầu thăm chính thức Romania theo lời mời của Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu.

Ra sân bay đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam về phía Romania có Bộ trưởng Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Stefan-Radu Oprea; Trưởng đoàn Nghi lễ; Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila; Vụ trưởng Lễ tân và Quan hệ quốc tế Oana Cozina Bercu.

Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Romania Đỗ Đức Thành; đại diện cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Romania và đại diện một số bà con kiều bào.

Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Romania ngày 3/2/1950. Từ năm 1950-1989, Bạn đã viện trợ và cho Việt Nam vay để phát triển một số ngành kinh tế. Sau khi Ru-ma-ni thay đổi chế độ chính trị (12/1989), hai nước tiếp tục phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt.

Tình hình đầu tư của Romania vào Việt Nam: về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Romania có 5 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký 1,56 triệu USD, đứng thứ 42/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Hợp tác giáo dục-đào tạo: từ năm 1992, Romania đã khởi động lại việc cấp học bổng cho Việt Nam. Năm 1995, hai nước ký Hiệp định về Hợp tác trong các lĩnh vực văn hoá, khoa học, giáo dục và thể thao, theo đó hàng năm, Bạn cấp cho ta 20 học bổng đại học và trên đại học). Hiện hai bên đã ký Chương trình giáo dục giai đoạn mới 2023-2027 (tháng 4/2023).

Trong lĩnh vực lao động, hiện nay có khoảng 4.000 lao động Việt Nam tại Romania làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, đóng tàu, may mặc, chế biến thực phẩm….. Số lượng lao động Việt Nam sang Romania dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới do Romania cần nguồn lao động.

Cộng đồng người Việt Nam tại Romania hiện có khoảng 650 người, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc tại Trung tâm thương mại Dragon ở thủ đô Bucharest. Cộng đồng đã tổ chức được Hội người Việt Nam và Hội Doanh nhân Việt Nam tại Romania. Bà con luôn đoàn kết và hướng về Tổ quốc.

Theo Nhandan.vn

Các tin khác


Thủ tướng phát biểu tại Đối thoại chính sách ''Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu''

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 16/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với vai trò diễn giả chính tại Phiên Đối thoại chính sách "Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu” trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 54 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF Davos 2024).

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long thăm và làm việc tại VNPT Hòa Bình

Ngày 16/1, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình). Cùng tham gia đoàn có các đồng chí: Võ Ngọc Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành.

Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Nghiên cứu chính sách đặc thù để gỡ vướng cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường và nền “Văn hóa Hòa Bình” trong giai đoạn hiện nay

Nguyễn Phi Long 
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

 Hòa Bình là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, chiếm trên 74%, trong đó dân tộc Mường chiếm hơn 64% dân số toàn tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong quá trình phát triển đã sáng tạo ra những giá trị văn hoá độc đáo, tạo ra bản sắc riêng, thể hiện trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng, kiến trúc nhà ở, ẩm thực, nghề thủ công truyền thống, dân ca, dân vũ, truyện cổ tích, tục ngữ, lễ hội, tri thức dân gian. Hòa Bình cũng là cái nôi của nền "Văn hóa Hòa Bình” - một nền văn hóa cổ đại thời đại đồ đá thuộc giai đoạn tiền sơ sử trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam, là tài sản vô cùng quý báu. Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà còn là niềm tự hào của Việt Nam chúng ta.

Thông cáo báo chí số 1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thứ hai, ngày 15/1/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc và bước vào ngày làm việc đầu tiên tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi): Đề xuất 6 trường hợp ngân hàng bị đưa vào diện “kiểm soát đặc biệt”

Dự thảo Luật Các Tổ chức tín dụng (sửa đổi) được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng giao thẩm quyền cho Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong 6 trường hợp, trong đó có trường hợp bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục