Sáng 22-11, với 408/449 số đại biểu tán thành (chiếm 83,1%), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.


Các đại biểu Quốc hội tỉnh ta thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam(Ảnh do đoàn ĐBQH Hòa Bình cung cấp)

Theo Nghị quyết, địa điểm xây dựng từ Cao Bồ (Nam Định) đến Bãi Vọt (Hà Tĩnh), từ Cam Lộ (Quảng Trị) đến La Sơn (Thừa Thiên Huế), từ Nha Trang (Khánh Hòa) đến Dầu Giây (Đồng Nai), Cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long).

Cụ thể, giai đoạn 2017-2020 dự kiến đầu tư 654 km, chia thành các dự án thành phần vận hành độc lập, hình thức, quy mô đầu tư phù hợp với từng dự án thành phần. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 118.716 tỷ đồng, bao gồm: 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước đầu tư tham gia thực hiện dự án thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn vốn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 26/2016/QH14 và 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án là 3.736 ha, trong đó đất trồng lúa là 1.037 ha. Thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô sáu làn xe trên tất cả các dự án thành phần, riêng dự án Cam Lộ - La Sơn theo quy mô bốn làn xe theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Về tiến độ, Quốc hội yêu cầu chuẩn bị đầu tư để thực hiện dự án từ năm 2017 và cơ bản hoàn thành năm 2021.

Nghị quyết cũng giao Chính phủ triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật và bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chức thực hiện và quản lý dự án; bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Đối với các dự án thành phần đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) cần khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu trong Báo cáo số 197/BC-UBTVQH14 ngày 23-10-2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ có nhiệm vụ xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực tham gia đầu tư dự án. Ban hành tiêu chí, nguyên tắc, phân bổ vốn nhà nước đầu tư tham gia thực hiện dự án hợp lý và cơ chế giám sát, quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư.

Đối với những dự án thành phần sử dụng toàn bộ vốn đầu tư công, nghiên cứu, áp dụng phương án thu phí hợp lý để thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước; đối với các dự án thành phần đầu tư công theo hình thức đối tác công tư, sau khi nhà đầu tư chuyển giao lại công trình, nghiên cứu tiếp tục thu phí để hoàn trả phần vốn đầu tư của Nhà nước.

Theo Nghị quyết, giá sử dụng dịch vụ đường bộ của dự án được xác định theo nguyên tắc xác định cụ thể mức giá khởi điểm và mức giá cho từng thời kỳ làm cơ sở đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đấu thầu, phù hợp với khả năng chi trả của người dân, bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của nhà đầu tư và lợi ích nhà nước. Bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá.

TheoNhandan

Các tin khác


Cơ chế, chính sách đặc thù giúp TP Hồ Chí Minh phát triển đột phá

Hôm qua 20-11, kỳ họp thứ tư, Quốc hội (QH) khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc tại hội trường. Buổi sáng, QH thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh. Buổi chiều, QH nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và biểu quyết thông qua Luật này; thảo luận về dự án Luật Đo đạc và bản đồ (sửa đổi).

Thảo luận về cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh

Sáng 20.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tư, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, QH thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển TP Hồ Chí Minh.

Dấu ấn phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện Cao Phong

(HBĐT) - Đánh giá kết quả hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị, Bí thư Huyện uỷ Cao Phong Võ Ngọc Kiên cho biết: Xác định việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần xây dựng Đảng bộ TS-VM về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; khắc phục, ngăn ngừa bệnh thành tích, hình thức, xây dựng hình ảnh người CB,ĐV vì dân, giản dị, khiêm tốn, tận tụy, trung thực và liêm khiết.

Thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính: Những động thái tích cực từ ngành Tài nguyên và Môi trường

(HBĐT) - Thời gian tới, các cuộc giao ban của ngành sẽ được thực hiện trên tinh thần 5 rõ: "Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm gây phiền hà, nhũng nhiễu trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp… Đó là những lời nói thể hiện sự quyết tâm cao của đồng chí Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) hướng tới nâng cao chất lượng công vụ đáp ứng yêu cầu CCHC trong lĩnh vực TN&MT, tạo nền tảng để thu hút đầu tư cho tỉnh.

Nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28/8/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng trong toàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên giải trình và trả lời chất vấn

Thưa Quốc hội, Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thưa đồng bào, cử tri cả nước,

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục