Gần đến ngày tết độc lập, đường làng ngõ xóm ở Bản Lác(Chiềng Châu) Mai Châu thêm nhộn nhịp, khách du lịch đến vui tết.
(HBĐT) - Vào những ngày Tháng Tám lịch sử, như nhiều vùng quê khác, bà con dân tộc Thái ở huyện vùng cao Mai Châu cũng náo nức chuẩn bị đón Tết Độc lập. Việc đồng áng tạm gác, đường làng ngõ xóm phong quang sạch sẽ, bên mỗi nếp nhà sàn không thể thiếu được lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Quốc khánh 2/9 không còn là một ngày kỷ niệm đơn thuần mà với đồng báo Thái nơi đây, mà trở thành ngày lễ, ngày tết, ngày hội của cộng đồng.
Trò chuyện với cụ Hà Công Nhấm - một trong những lão niên cao tuổi nhất của bản Lác, xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, cụ kể rằng: Trước năm 1945, cũng như nhiều vùng quê khác, Mai Châu chìm trong chế độ cai trị hà khắc của bọn quan lang, người dân vô cùng khổ cực. Chính vì vậy, năm 1945, khi Việt Minh kêu gọi, nhân dân đã đồng loạt đứng lên giành chính quyền, xóa bỏ chế độ phong kiến lang đạo. Ngày 2/9, sau khi chính quyền về tay nhân dân, một bãi đất rộng (thuộc xóm Văn ngày nay) đã được phát quang sạch sẽ, bà con tụ tập đông đủ, đốt lửa trại, thi đấu vật, hát đối đến tận đêm khuya mừng chiến thắng. Đó là ngày Tết Độc lập đầu tiên ở vùng cao Mai Châu. Đã thành truyền thống, năm nào cũng vậy, Tết Độc lập không diễn ra là một ngày thuấn túy kỷ niệm mà là ngày hội của những trò chơi dân gian, những điệu xòe, điệu ví của những đêm hẹn hò giao duyên.
Chúng tôi may mắn lên Mai Châu vào đúng những ngày mùa thu lịch sử, khi bà con nơi đây đang chuẩn bị đón Tết Độc lập. Trong mỗi nếp nhà sàn, người người tập trung lại, đàn ông con trai thịt lợn, chị em phụ nữ thì gói bánh đồ xôi. Trên sân vận động, thanh niên trai làng đã chuẩn bị sẵn để đợi ra sân. Năm nào cũng vậy, tết độc lập ở nơi vùng cao này không thể thiếu những trận giao hữu bóng chuyền nam nữ. Sau mỗi trận đấu hay, người ta lại kéo về các nhà, tụ tập ăn uống và chúc tụng nhau ngày tết. Nhưng có lẽ vui nhất là tụi trẻ, xúng xính quần áo mới đi chơi tết. Chị Vì Thị Thuận ở bản Lác, xã Chiềng Châu tâm sự: Không như trẻ con dưới xuôi, trẻ con ở đây bao giờ cũng đợi đến 2/9 để được may áo mới. Trùng hợp là ngày Tết Độc lập cùng sắp đến ngày tựu trường, vừa may quần áo mới cho các cháu chơi tết, lại vừa chuẩn bị vào năm học mới luôn.
Ông Nhấm kể rằng, trước đây, kể cả vào những năm thực dân Pháp quay trở lại chiếm đóng Mai Châu, cuộc sống nhân dân cực khổ nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến Tết Độc lập, nhà nào cũng phải đồ xôi, làm bánh và không thể bỏ được các trò chơi dân gian như thi vật, bắn nỏ... Nay cuộc sống của bà con ngày một phát triển, một số tập tục trong ngày này cũng đã thay đổi nhưng trong mâm cỗ của người Thái thường có món bánh “khẩu tủm đăm” – một loại bánh được làm từ gạo đem ngâm với than của một loại cây rừng để tạo màu đen và tăng độ thơm ngon. Đây là loại bánh được chế biến cầu kỳ nên loại bánh này thường được làm trong những ngày đặc biệt để cúng tổ tiên, đãi khách, vừa thể hiện sự thành kính vừa mang nét thanh lịch của người Thái.
Hoà chung không khí phấn khởi của bà con vui tết độc lập, đồng chí Mạc Trọng Thơ, Phó phòng LĐ- TBXH huyện Mai Châu vui vẻ: Ngày Tết Độc lập năm nay, bà con đồng báo Thái Mai Châu càng vui hơn khi Đại hội Đảng bộ huyện đã thành công tốt đẹp, ghi nhận nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đã được hoàn thành vượt kế hoạch. Đời sống của người dân Mai Châu có nhiều đổi thay, huyện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,5%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đạt 8,06 triệu đồng/ người/ năm. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng chính quyền, nhân dân Mai Châu đã từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy tiềm năng thế mạnh về du lịch, tận dụng mọi nguồn vốn đầu tư để xây dựng phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng.
Cùng với phát triển kinh tế, nhân dân Mai Châu cùng nhau thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Không chỉ vào các ngày lễ, ngày tết mà trong cuộc sống đời thường bà con đã loại bỏ những tập tục lạc hậu, không ăn uống rượu chè linh đình mà hướng về một lễ hội lãnh mạnh.
Tối 29-8, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Ðình, Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Ngoại giao, Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, Hội Toán học, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam tổ chức Lễ chào mừng GS Ngô Bảo Châu nhân dịp GS nhận giải thưởng Fields. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, lãnh đạo một số bộ, ngành có liên quan và gần bốn nghìn nhà khoa học, học sinh, sinh viên, gia đình GS Ngô Bảo Châu cùng dự.
(HBĐT) - Hướng dẫn chúng tôi thăm Nhà máy xi măng Hoà Bình nằm cạnh đường Hồ Chí Minh đang trong thời kỳ thi công nước rút để sớm đưa vào vận hành đúng vào dịp Đại hội Đảng bộ huyện và chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước và tỉnh, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn Trần Đăng Ninh phấn khởi: Trong năm 2010 này, huyện Lương Sơn có thể khẳng định là vùng kinh tế năng động của tỉnh.
(HBĐT) - Xã Bảo Hiệu là xã vùng 135 của huyện Yên Thuỷ, đời sống của người dân nơi đây còn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, Bảo Hiệu không ngừng đổi mới, đặc biệt là sau 3 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.”
(HBĐT) - Đó là một ngày cuối tháng 9 năm 1973, tin anh Phao hi sinh từ mặt trận báo về làm xôn xao, bàng hoàng cả cái xóm nhỏ Tân Thành, rồi nhanh chóng lan ra khắp xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thuỷ. Mẹ anh – bà Nguyễn Thị Thục gục xuống trong đau đớn, đứa con trai duy nhất của mẹ đã mãi mãi không thể trở về…
Ngày 28/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2010) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến dự và phát biểu tại buổi Lễ.
Tại Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Nội vụ và Đại hội thi đua yêu nước ngành nội vụ lần thứ 2 tổ chức ngày 28/8 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Bộ Nội vụ phải phấn đấu trở thành một hình mẫu tốt