Nuôi trồng thủy sản là thế mạnh phát triển kinh tế của các xã vùng hồ sông Hòa Bình của huyện Cao phong.
(HBĐT) - Sau 9 năm thành lập huyện vùng đất Cao Phong đang đổi thay từng ngày. Từ thị trấn Cao Phong đến những xã vùng sâu vùng xa như Yên Thượng, Yên Lập, Xuân Phong, Thung Nai… đời sống của người dân ngày một nâng cao, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp. Thay thế cho vùng đồi núi cằn cỗi là những đồi mía, vườn cam trải dài. Con đường của thị trấn bao năm trước tối tăm nay nay được sửa sang nâng cấp, đèn cao áp sáng trưng...
Đất sinh tỷ phú
Cứ độ ra giêng, về Cao Phong trên con đường rộng thênh thang đi đâu ta cũng thấy thoang thoảng mùi hoa cam, hoa bưởi ngào ngạt. Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cam ông Tạ Đình Đào ở khu 5B thị trấn Cao Phong cho hay: Tôi đã gắn bó với cây cam hơn 30 năm nay. Cây cam đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Trong hai năm gần đây cây cam đã cho gia đình ông thu nhập từ 1 đến hơn 2 tỷ đồng/năm. Cây cam không chỉ làm đổi đời gia đình ông Đào mà còn còn làm thay đổi cuộc sống của phần lớn người dân Cao Phong. Ngay từ khi được thành lập Cao Phong xác định phải tập trung ưu tiên cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để qua đó cải thiện, nâng cao đời sống của người dân. Việc phát triển kinh tế tập phát triển cây cam, quýt, bưởi và cây mía trở thành cây hàng hóa. Huyện đã tranh thủ mọi nguồn vốn để hỗ trợ và tập trung vận động bà con nông dân vươn lên bằng cách đầu tư vốn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý. Nhờ vậy chỉ sau một thời gian ngắn, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã thu được những kết quả khả quan, nhiều xã, thị trấn đã hình thành vùng sản xuất tập trung như Thị trấn Cao Phong, Tân Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Bắc Phong. Còn ở những xã vùng lòng hồ như Thung Nai, Bình Thanh tập trung nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển du lịch.
Nhờ xác định rõ hướng phát triển kinh tế nên trong những năm qua đời sống nhân dân của huyện đã có nhiều thay đổi. Toàn huyện có 830 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 557 ha cam, quýt. Năm 2010 vừa qua là năm bội thu của huyện với sản lượng gần 10 nghìn tấn quả. Nhờ cây cam mà nhiều hộ gia đình đã thu hoạch được vài tỷ đồng như hộ gia đình ông Tạ Đình Đào ở khu 5B, Bùi Văn Tiến ở khu 3….Theo ước tính trong năm 2010 vừa qua cả huyện có khoảng 30 hộ có thu nhập tiền tỷ từ trồng cam và mía. Ngoài ra, còn cải tạo đất vườn tạp, đồi bỏ hoang thành hàng nghìn ha mía tím và mía trắng. Tận dụng điều kiện tự nhiên chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên vung lòng hồ sông Đà. Trong năm vừa qua, kinh tế huyện có mức tăng trưởng bình quân đạt trên 13%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm (năm 2009), hộ nghèo giảm còn 13,31%. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư và có bước phát triển rõ nét. Hơn 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, huyện có 10 trường chuẩn quốc gia, 5/13 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia...
Xây dựng thương hiệu cho “đất”
Trên cơ sở xác định cơ cấu kinh tế của huyện là "nông nghiệp - dịch vụ - du lịch - công nghiệp” trong những năm tới huyện tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, nghề rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh cao gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ tiêu thụ sản phầm theo hướng hàng hóa bền vững. Quy hoạch, ổn định diện tích trồng cây ăn quả đặc sản, phát triển các giống cam, mía có giá trị kinh tế cao. Hướng tới xây dựng thương hiệu “cam, mía tím Cao Phong”, phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình trang trại nhỏ và vừa, kết hợp với chăn nuôi gia đình. Xây dựng các tuyến trọng điểm như lòng hồ sông Đà, du lịch văn hoá, tâm linh gắn với các di tích lịch sử như chùa Khánh (Yên Thượng), đền Chúa Thác Bờ (Thung Nai); triển khai dự án sinh thái hang Nước và Thạch Động Hoa Sơn ( khu 3-thị trấn Cao Phong)... Và hình ảnh về đất Cao Phong mang đậm nét văn hóa riêng xứng với tên đất Mường Thàng.
Việt Lâm
(HBĐT)- Một trong những mục tiêu của “Tháng công nhân” năm 2011 hướng tới là nâng cao nhận thức và phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, tổ chức hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, “Tháng công nhân lao động” 2011, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về những vấn đề này.
(HBĐT)- Ý thức được vai trò, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “Ba sẵn sàng” đã thực sự trở thành phong trào cách mạng sâu rộng, là chiến trường lập công của tuổi trẻ và cũng là trường học lớn để đào tạo, rèn luyện thế hệ thanh niên cách mạng. “Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng lao động - sản xuất, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần”... trở thành nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ tỉnh ta nói riêng. Hôm nay, đất nước đã thanh bình nhưng ngọn lửa “Ba sẵn sàng” vẫn được thắp sáng ở tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.
(HBĐT)- Hôm nay, tuy mắt đã mờ, chân đã chậm nhưng trong tâm trí của cụ Bùi Văn Kệnh, xã Thu Phong (Cao Phong) vẫn còn nhớ lắm những tháng ngày hào hùng quân và dân trong xã sục sôi khí thế hưởng ứng lời hiệu triệu của Bác Hồ (năm 1966) phát động cao trào đánh Mỹ với khẩu hiệu: Lấy đồng ruộng, nương rẫy làm chiến hào, tay cày, tay súng, Mỹ đến thì đánh, Mỹ chạy thì cuốc.
(HBĐT)- Kỷ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, từ lâu nay đã trở thành khung thời gian mà phong trào thi đua lao động - sản xuất được đẩy lên cao độ. Từ công trường đến nhà máy, cơ quan hành chính, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đến cơ sơ,ỷ người dân đều nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ chính trị chuyên môn, tạo nên “lực đẩy” bền vững trong phát triển KT-XH của tỉnh.
Nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2011) và 125 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2011), các địa phương trên cả nước đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng như: tổ chức mít tinh kỷ niệm, họp mặt các cán bộ chủ chốt, lão thành cách mạng, tổ chức đón nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước...
Có những sự kiện lịch sử mà càng có độ lùi về thời gian, qui mô và tầm vóc của nó càng lung linh và hoành tráng. Sự kiện chấm dứt 30 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam là một ví dụ. 36 năm đã qua, sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 càng sáng chói, ngày càng tỏa sáng nhiều ý nghĩa...