Trạm y tế xã Mường Tuổng (Đà Bắc) được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 135, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng xã vùng khó khăn.
(HBĐT) - Cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 ngày 3/5/1946 thành lập Nha Dân tộc thiểu số trực thuộc Bộ Nội vụ. Nha có nhiệm vụ “Nghiên cứu và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến các dân tộc thiểu số trên toàn cõi Việt Nam, để củng cố, trên nguyên tắc bình đẳng sự đoàn kết và tương trợ giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”, đây là cơ quan tiền thân của ủy ban Dân tộc hiện nay. Ngày 14/10/2008, tại Quyết định số 1491 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 3/5 hàng năm là ngày truyền thống của cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc.
Tháng 8/2003, tỉnh Hòa Bình thành lập Ban Dân tộc và Tôn giáo trực thuộc UBND tỉnh theo Quyết định số 164 của Thủ tướng Chính phủ, đến tháng 1/2009, công tác tôn giáo chuyển về Sở Nội vụ, Ban Dân tộc và Tôn giáo đổi tên thành Ban Dân tộc. Đến tháng 10/2010 thực hiện NĐ 12 của Chính phủ về việc thành lập phòng DT cấp huyện, đến nay, hệ thống bộ máy làm công tác DT từ T.ư đến địa phương đã được hoàn thiện, thuận lợi trong tuyên truyền thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách DT đối với đồng bào các DT trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh luôn quan tâm, thường xuyên nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng cũng như tâm tư nguyện vọng của nhân dân vùng đồng bào dân tộc, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong lao động sản xuất, hoạt động xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc, nhất là đồng bào DTTS ở vùng cao, sâu, xa.
Trong hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, thông qua các chương trình, dự án, chính sách: Chương trình 134, 135, Chương trình mục tiêu quốc gia XĐ-GN và việc làm, các chính sách trợ giá, trợ cước, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, ĐC-ĐC, di dân kinh tế mới... đã hỗ trợ cho đồng bào DTTS, nhất là đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống. Đến nay đã có 100% xã có điện lưới quốc gia, 100% xã có đường ôtô đến xã, trên 99,8% trẻ em DTTS đến tuổi đi học được đến trường.
Công tác KN-KL, chuyển giao KH-KT vào sản xuất được đặc biệt quan tâm đồng thời với việc hỗ trợ giống cây trồng, vật tư kỹ thuật đã giúp cho sản xuất ở vùng đồng bào DTTS có bước phát triển nhanh, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói - nghèo, từng bước cải thiện đời sống cho đồng bào DTTS vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh hàng năm giảm từ 3 - 4% (riêng vùng DTTS đặc biệt khó khăn giảm từ 50% (năm 2006) xuống còn 22% (năm 2010), không còn hộ đói.
Thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ di dân thực hiện ĐC-ĐC cho đồng bào DTTS, nhiều hộ ở các huyện: Mai Châu, Đà Bắc sống xa KDC, thiếu đất sản xuất, điều kiện sống khó khăn đã được hỗ trợ di dân về KDC có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định đời sống tốt hơn. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã triển khai thực hiện di dân ĐCĐC xen ghép cho 102 hộ du canh, du cư, tổ chức ĐCĐC tập trung cho 24 hộ tại xã Pà Cò (Mai Châu).
Thành tích trong công tác dân tộc thời gian qua đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết tỉnh Đảng bộ qua các nhiệm kỳ, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Có được thành tích trên là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành của tỉnh, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CB-CC ngành Dân tộc và sự đoàn kết, ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Trong thời gian tới, thực hiện Nghị định số 05 ngày 14/1/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc chấp hành thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc. Tiếp tục đầu tư phát triển KT-XH các xã vùng ĐBKK, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, chính sách ĐC-ĐC đối với vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh, giúp đồng bào ổn định tư tưởng, đời sống, hăng hái lao động phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, góp phần giữ vững ANCT-TTATXH trên địa bàn, củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường tình đoàn kết giữa các dân tộc.
Xa Hồng Diên
(Trưởng Ban Dân tộc tỉnh)
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 8 KCN với 24 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho gần 3.600 lao động. Trong đó, 14 doanh nghiệp đã thành lập được tổ chức công đoàn với trên 2.000 công đoàn viên.
(HBĐT) - Đi trên con đường Hồ Chí Minh về xóm Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ), anh Bùi Văn Diệp, cán bộ UBND xã cho biết: Ngay từ khi chúng tôi là thiếu niên đã cùng hát bài có đoạn: Tự hào quê em, đất Hưng Thi ghi trong sổ vàng chói lọi, Bùi Văn Nê anh đó...”. Nước sông Bôi mùa này xanh nhạt, chảy nhẹ nhàng về xuôi.
Chiều 30-4, tại Quảng trường Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung (phường An Tây - TP Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ tiếp nhận, đặt đá chủ quyền và cây bàng quả vuông - biểu tượng chủ quyền của quần đảo Trường Sa do Quân chủng Hải quân Việt Nam trao tặng.
Sau chuyến thăm Việt Nam diễn ra từ 17-24/4, các trợ lý nghị sỹ quốc hội Mỹ đã nhận xét: "Việt Nam thật kỳ diệu! Người Việt Nam thật tuyệt vời."
(HBĐT)- Một trong những mục tiêu của “Tháng công nhân” năm 2011 hướng tới là nâng cao nhận thức và phát huy vai trò tiên phong của giai cấp công nhân; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, tổ chức hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CNVC-LĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ. Nhân ngày Quốc tế lao động 1/5, “Tháng công nhân lao động” 2011, phóng viên Báo Hoà Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về những vấn đề này.
(HBĐT)- Ý thức được vai trò, trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “Ba sẵn sàng” đã thực sự trở thành phong trào cách mạng sâu rộng, là chiến trường lập công của tuổi trẻ và cũng là trường học lớn để đào tạo, rèn luyện thế hệ thanh niên cách mạng. “Sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng lao động - sản xuất, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần”... trở thành nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của tuổi trẻ cả nước nói chung và tuổi trẻ tỉnh ta nói riêng. Hôm nay, đất nước đã thanh bình nhưng ngọn lửa “Ba sẵn sàng” vẫn được thắp sáng ở tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ.