Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đông đảo du khách đã về dự lễ hội rước Bụt Khụ Dúng.
(HBĐT) - Ngày 28/1 (tức mồng 6 Tết Nhâm Thìn), tại sân vận động xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn đã diễn ra Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng của người Mường Vó, Mường Vang. Tham dự Lễ hội có đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Hang Khụ Dúng là một di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh của tỉnh. Hang còn được gọi là “Động Sơn Khụ Dúng”, bởi trong hang thờ phật – người Mường gọi là “Bụt”. Theo truyền thuyết, cứ 3 năm 1 lần người dân tổ chức rước Bụt từ trong hang ra bãi hội để vui chơi với lương gian. Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng của người Mường Vó diễn ra trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 được phục dựng lại sau hơn 60 năm.
Lễ hội được phục dựng với ý nghĩa: Bày tỏ lòng cảm ơn, tưởng nhớ công ơn của Bụt đã có công bảo vệ, che trở cho nhân dân trong những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn; cầu mong các vị thần Bụt phù hộ cho một năm no đủ, mùa màng bội thu, làng xóm yên vui, hạnh phúc; nâng cao đời sống tinh thần, tâm linh, thể hiện ý nguyện của nhân dân ta, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, người người đoàn kết; bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; tăng cường quảng bá, giới thiệu về lịch sử, tiềm năng văn hóa và du lịch của vùng đất cổ Mường Vang....
Lễ hội rước Bụt Khụ Dúng gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ tổ chức theo lễ cổ truyền bao gồm: thủ tục thờ cúng Bụt tại hang Khụ Dúng với: rượu cần, xôi, bánh chưng, thịt lợn, thịt gà... Sau đó rước Bụt ra sân làng ở xóm Bui làm lễ thắp hương cầu lộc, cầu may mắn, cầu một năm được mùa no ấm sau đó để Bụt vui chơi với lương gian cho đến khi kết thúc lễ hội mới rước Bụt trở về hang.
Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mường như: các trò chơi dân gian, trình tấu cồng chiêng và thi đấu các môn thể thao truyền thống như: đẩy gậy, kéo co, bóng chuyền…
Theo quy định của người mường Vó, ngày trước, sau lễ hội rước Bụt người dân mới được vào rừng lấy măng, lấy củi, săn bắn và các công việc đồng áng...
Lễ hội đã thu hút hàng vạn người dân địa phương và du khách thập phương về dự hội.
Hồng Duyên
(HBĐT) - T rong tiết xuân ấm áp, bến sông Bôi càng thêm tất bật, nhộn nhịp. Hàng trăm chàng trai, cô gái của xứ đạo Khoan Dụ đang hối hả cho những chuyến hàng để tiễn đưa năm cũ Tân Mão, đón chào năm mới Nhâm Thìn. Hòa chung với niềm vui của người dân Khoan Dụ, từng đàn én chao nghiêng bên những đoàn tàu tự hành đầy ắp những khúc gỗ keo tròn trịa, trắng lốp, sản phẩm từ phong trào phát triển kinh tế rừng ở Khoan Dụ và các xã lân cận của huyện Lạc Thủy. Trên ruộng ngô, bãi khoai, vườn cà, các bà, các chị cũng hối hả tưới tắm, làm cỏ, bón phân. Tất cả đang dồn sức hoàn tất công việc để có thời gian đón tết, vui xuân.
(HBĐT) - Từ TPHB đến trung tâm thị trấn Kỳ Sơn rồi chạy dọc theo con đường 434 liên tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ, chúng tôi đến với Phú Cường, vùng đất bãi hạ lưu sông Đà. Dọc hai bên đường là những bờ bãi phù sa với bạt ngàn ngô, lúa. Trên những bãi bồi vừa qua một mùa sắn bội thu, nông dân lại tiếp tục đào gốc, bỏ phân để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Chẳng phải ngẫu nhiên, vậy mà tết đến, xuân về cũng chính là mùa thu hoạch, mùa no ấm đối với người dân nơi vùng đất bãi này.
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 62 ngày Cộng hòa của nước Cộng hòa Ấn Độ (26/01/1950-26/01/2012), ngày 26/1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện mừng tới Bà Pratibha Devisingh Patil, Tổng thống nước Cộng hòa Ấn Độ.
(HBĐT) - Sáng ngày 26/1 (tức mồng 4 tháng giêng), huyện Lạc Thuỷ, Ban quản lý di tích huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức Lễ khai hội Chùa Tiên Phú Lão năm 2012.
(HBĐT) - Không biết có phải cố tình hay ngẫu nhiên mà đúng dịp cuối năm này, người bạn đồng niên (từng xa thành phố Hoà Bình từ năm 1991) trở lại nơi này. Bạn bè gặp lại, ánh mắt, nụ cười hân hoan, những câu chuyện của thời trẻ cứ tuôn trào không ngớt.
(HBĐT) - Đã nhiều lần biết đến sự duyên dáng của Thung Rếch - con đường tình yêu qua những lời hát mượt mà nhưng có dịp theo con đường rải nhựa uốn lượn quanh các sườn núi từ trường tiểu học xã Tú Sơn lên bản Thung Dao - cửa ngõ vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) mới thấy hết sự thú vị của vùng đất này. Những nương ngô bạt ngàn đã vào kỳ chắc hạt chờ tay người thu hoạch trải dài từ chân núi tiến sát tận mép đường. Cạnh đó là những bãi mía ngút ngàn như tấm thảm nhung mềm mại.