Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc ở tổ chiều 29/10. Ảnh: VA

Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc ở tổ chiều 29/10. Ảnh: VA

Chiều 29/10, Quốc hội Quốc hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.

 

Phần lớn ý kiến của các đại biểu đồng tình việc không cần thiết mở rộng phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm, vì như vậy quá dàn trải, dễ dẫn đến hình thức. Chỉ nên tập trung lấy phiếu tín nhiệm đối với một số người giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là thay mặt cho nhân dân, cử tri để chọn người có tài, nhưng qua đó cũng góp phần chống lại tiêu cực, tham nhũng. Do vậy, cần tập trung vào những người nắm vị trí chủ chốt, chuyên trách của Nhà nước và địa phương. Phạm vi lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là không cần thiết, dàn trải dẫn đến hình thức và tốn kém. Đại biểu Huỳnh Minh Thiện cũng cho rằng, thông qua lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ, trên cơ sở đó giúp cán bộ phấn đấu làm tốt hơn. Do vậy, đề nghị chỉ lấy 3 mức tín nhiệm là: Cao, trung bình, thấp; không cần thiết phải có mức “Chưa có ý kiến”.

Đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) phân tích, để tham nhũng được thì phải có quyền và quyết được các vấn đề về tiền. Do đó, việc bỏ phiếu tín nhiệm đợt đầu nên tập trung vào những chức danh này. Ví dụ, bên Chính phủ, nên lấy phiếu tín nhiệm từ chức danh Bộ trưởng trở lên. Bên Quốc hội, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội. Còn với các Ủy ban, Hội đồng nhân dân cũng chỉ tập trung vào các chức danh chủ chốt. Đại biểu Bùi Thị An cho rằng, lấy phiếu tín nhiệm là hình thức vừa răn đe, vừa giám sát, vừa giúp thanh lọc đội ngũ cán bộ, để có được đội ngũ cán bộ trong sạch từ Trung ương đến cơ sở. Do đó, cần phải làm quyết liệt, khẩn trương.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề, Hiến pháp dùng từ bỏ phiếu tín nhiệm; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nói đến bỏ phiếu tín nhiệm chính là thực hiện theo Hiến pháp. Vì vậy, đề nghị xem lại và áp dụng theo Hiến pháp là bỏ phiếu tín nhiệm chứ không nên chia thành 2 loại: Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Quy trình chỉ là bỏ phiếu tín nhiệm mà thôi…

Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) và nhiều đại biểu khác đồng tình việc lấy phiếu tín nhiệm là thăm dò đại biểu, có tính nhẹ nhàng, nhắc nhở. Còn bỏ phiếu tín nhiệm thực chất chính là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Do vậy, để thể hiện rõ mục đích, yêu cầu và đối tượng cần bỏ phiếu thì nên quy định là "bỏ phiếu bất tín nhiệm".

Tiếp cận vấn đề theo cách khác, đại biểu Bùi Văn Cường (Gia Lai) có ý kiến, tên Nghị quyết nên là lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân quy định thay vì bầu hoặc phê chuẩn, vì phạm vi những người lấy phiếu tín nhiệm sẽ có nhiều chức vụ không do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn chẳng hạn như giám đốc các sở, mà đây cũng là những đối tượng rất cần được lấy phiếu tín nhiệm. Đại biểu cũng cho hay, việc lấy phiếu tín nhiệm 4 mức là rất khó đánh giá. Giả sử có 10 phiếu lấy tín nhiệm, 1 cao, 4 trung bình, 4 thấp, 1 chưa ý kiến thì chúng ta đánh giá ở mức nào? Đề nghị chỉ cần 2 mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm.

Về định kỳ lấy phiếu tín nhiệm, nhiều đại biểu tán thành quy định Quốc hội, Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm và được tiến hành bắt đầu tại kỳ họp đầu tiên mỗi năm kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ. Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hàng năm. Quy định như vậy là phù hợp. Các đại biểu giải thích, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm sẽ làm cho những người giữ chức vụ phải nỗ lực, phát huy trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời, cũng để các cơ quan có thẩm quyền kịp thời xem xét, điều chỉnh việc bố trí cán bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị chỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hai lần trong một nhiệm kỳ của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, vì cho rằng, thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình. Hơn nữa, việc lấy phiếu tín nhiệm hàng năm dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, e dè, ngại va chạm, không dám nghĩ, dám làm, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhất là đối với công việc điều hành cụ thể trong hoạt động quản lý nhà nước… 

Sáng mai 30/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013. Phiên thảo luận sẽ được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước cùng theo dõi./.

 

                                                                    Theo Báo ĐCSVN 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đoàn khảo sát thăm quan khu tái định cư cụm xã Tiền Phong – Vầy Nưa.
Lãnh  đạo LĐLĐ tỉnh, công đoàn các khu công nghiệp đến thăm và vui liên hoan cùng các cháu lớp mẫu giáo (con của cán bộ, công nhân lao động) Công ty TNHH Sankoh Việt Nam nhân dịp Tết Trung thu năm 2012.

Công đoàn ngành NN&PTNT chăm lo bảo vệ quyền lợi CNVC–LĐ

(HBĐT) - Công đoàn ngành NN&PTNT có 2.115 đoàn viên, sinh hoạt tại 32 công đoàn cơ sở, trong đó, khối hành chính sự nghiệp 20 công đoàn cơ sở với 683 đoàn viên, khối công ty TNHH một thành viên có 6 công đoàn cơ sở với 1.231 đoàn viên, khối công ty cổ phần có 6 công đoàn cơ sở với 197 đoàn viên. Về trình độ học vấn, có 15 thạc sỹ, 450 đại học và cao đẳng, 131 trung cấp, 332 sơ cấp và 1.187 công nhân kỹ thuật.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với Đoàn Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

(HBĐT) - Sáng 29/10, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) do ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Ban điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi làm việc có lãnh đạo, chuyên viên các Sở, ngành: KH&ĐT, Nội vụ, Công an tỉnh, Tỉnh đoàn, Văn phòng UBND tỉnh.

Báo Thái Lan đưa đậm họp Nội các chung Việt-Thái

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, báo chí Thái Lan ra ngày 28/10 đưa nhiều tin, bài và ảnh về Cuộc họp Nội các chung lần thứ hai giữa Việt Nam và Thái Lan vừa diễn ra tại Hà Nội, trong đó nhấn mạnh đến việc hai bên ký kết các thỏa thuận hợp tác và nhất trí nâng kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD vào năm 2015.

Chủ tịch nước thăm và làm việc tại tỉnh Bình Phước

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh phía Nam để kiểm tra tình hình phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ngày 28/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác Trung ương đến thăm Đồn Biên phòng cửa khẩu Tà Vát; gặp gỡ với 30 doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về các biện pháp ứng phó với cơn bão số 8

(HBĐT) - Ngày 27/10, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh ký công điện khẩn số 14/CĐ-UBND gửi Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 8 năm 2012. Nội dung chính như sau:

Giao ban cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6

(HBĐT) - Ngày 27/10, Hội Nhà báo tỉnh Hòa Bình đã đăng cai tổ chức Giao ban cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc quốc lộ 6 với chủ đề “Hiệu quả thực tế từ việc tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên báo chí”. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; đại diện Hội Nhà báo Việt Nam và trên 100 hội viên nhà báo thuộc Hội Nhà báo 5 tỉnh, thành: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục