Từ nguồn vốn Chương trình 135, hộ dân xã Cao Răm (Lương Sơn) được hỗ trợ công cụ phát triển sản xuất.

Từ nguồn vốn Chương trình 135, hộ dân xã Cao Răm (Lương Sơn) được hỗ trợ công cụ phát triển sản xuất.

(HBĐT) - Qua 2 giai đoạn của Chương trình 135, từ điều kiện KT-XH khó khăn, chậm phát triển, 2 xã Cao Răm và Long Sơn (Lương Sơn) đã được đầu tư, hỗ trợ thoát nghèo, ra khỏi chương trình. Nhiều xã, xóm đặc biệt khó khăn khác trên địa bàn huyện cũng đã và đang được tiếp sức, vươn lên nhờ chính sách dân tộc.

 

Ở đầu vụ mùa, hè - thu năm 2013, triển khai hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn, huyện đã thông báo tới gần 1.500 hộ, 5.636 nhân khẩu trong diện được hưởng chính sách đăng ký giống cây trồng, đồng thời phối hợp với Trung tâm KN-KN bố trí chủng loại giống đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và kịp thời vụ gieo trồng cho hộ nghèo. Cụ thể đã cấp hơn 2.200 kg ngô giống, trị giá 231 triệu đồng, cấp hơn 4.600 kg lúa giống, trị giá trên 111 triệu đồng. Trong 2 tháng cuối năm, huyện đang triển khai hỗ trợ muối iốt và bột canh cho các hộ với số lượng 3 kg/khẩu. Trước đó, năm 2012, huyện cũng đã cấp hỗ trợ cho các hộ với 13,5 tấn lúa giống, gần 1,7 tấn ngô giống, trị giá gần 500 triệu đồng.

 

Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất hàng năm, hàng chục mô hình đã được triển khai góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của hộ đồng bào dân tộc. Đơn cử như năm 2012, với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng, tại địa bàn vùng khó đã thực hiện 7 mô hình trồng trọt, chăn nuôi với kinh phí 540 triệu đồng, hỗ trợ cây giống, vật nuôi và phân bón cho các hộ trị giá 300 triệu đồng và hỗ trợ máy móc, thiết bị sản xuất trị giá 650 triệu đồng. Bên cạnh đó, các Chương trình 135, mục tiêu quốc gia và các dự án, chương trình khác đã giúp các vùng khó khăn có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn. Qua 2 giai đoạn của Chương trình 135, tại 2 xã Cao Răm và Long Sơn đã được đầu tư xây dựng hạ tầng điện, đường, trường, trạm với tổng mức hỗ trợ hàng chục tỷ đồng/xã. Cũng trong năm, từ vốn Chương trình, huyện đã phân bổ đầu tư cho 7 công trình hạ tầng. Sau gần 1 năm đưa vào khai thác, sử dụng, các công trình đang phát huy hiệu quả lâu dài. Từ vốn chương trình MTQG đã hỗ trợ xây dựng 10 công trình cơ sở hạ tầng các xã, xóm đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí gần 5,9 tỷ đồng. Xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung theo Quyết định 1592/QĐ-   TTg, ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ, 3 công trình nước sinh hoạt tập trung Chương trình 134 đã được đầu tư phục vụ nhu cầu cấp thiết về nguồn nước của hàng trăm hộ dân thuộc 3 xã Tân Thành, Hợp Châu và Hợp Hòa.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Thìn, Trưởng phòng Dân tộc huyện khẳng định: Chính sách dân tộc đến với hộ nghèo dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn trong huyện đã đáp ứng mong mỏi, tâm tư của bà con. Đồng bào các dân tộc trên địa bàn luôn tin tưởng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Theo kết quả rà soát xác định thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015, toàn huyện còn 9 xóm đặc biệt khó khăn, 1 xã khu vực đặc biệt khó khăn (Hợp Châu) và 15 xã khu vực II. Tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ, ngoài hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ sản xuất, diện mạo các xóm, xã vùng khó sẽ có nhiều đổi thay về cơ sở hạ tầng. Cụ thể, Chương trình 135 đã phân bổ nguồn vốn năm 2013 trên 4,2 tỷ đồng, chủ yếu đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng, kênh mương, đường giao thông, đường điện. Trên địa bàn huyện còn có 1 công trình thuộc nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen làm đường giao thông liên xóm tại xã Hợp Châu trị giá 1,5 tỷ đồng. Hầu hết các công trình đang trong giai đoạn thi công, có công trình đã đạt khối lượng xây lắp 70 - 80%.

 

                                                                 

 

                                                                 Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Cán bộ nữ huyện Yên Thuỷ ứng dụng CNTT trong học tập, công việc.
Từ năm 2012 đến nay, nhân dân huyện Tân Lạc đã đóng góp được 49.000 ngày công làm đường GTNT. Ảnh: Nhân dân làm đường liên xã Địch Giáo - Tuân Lộ.
Không có hình ảnh
Thanh niên tham gia làm đường giao thông nội đồng tại xóm Cầu, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) tại lễ khởi động chương trình tình nguyện mùa đông năm 2013 và xuân tình nguyện năm 2014 thiết thực hưởng ứng CVĐ

Nỗ lực thực hiện toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

(HBĐT) - Mặc dù có những khó khăn trong công tác cán bộ do đội ngũ được đào tạo chuyên ngành về công tác kiểm tra của Đảng còn ít, chủ yếu mới qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng. Tuy nhiên, bằng sự tận tụy, tâm huyết với công việc và ý thức tự học hỏi, nghiên cứu để nâng cao năng lực công tác, những năm qua, UBKT Huyện uỷ Tân Lạc đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát (KTGS), góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cho các mặt công tác của địa phương.

Hướng về CNVC-LĐ nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn

(HBĐT) - Liên đoàn lao động huyện Kim Bôi hiện đang quản lý 42 đầu mối công đoàn cơ sở, 127 công đoàn cơ sở với 3.551 công đoàn viên. Nhằm hỗ trợ và phát huy vai trò của các công đoàn viên, LĐLĐ huyện Kim Bôi đã tích cực triển khai xây dựng mô hình dân vận khéo.

Không ngừng nâng cao vai trò, vị thế cơ quan dân cử ở địa phương

(HBĐT) - Trong mỗi cuộc giám sát, các đại biểu dành nhiều thời gian đi thực tế ở cơ sở để tìm hiểu rõ hơn chuyên đề, lĩnh vực giám sát. Hoạt động tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới, những đề xuất, kiến nghị của cử tri đã được tổng hợp đầy đủ gửi tới các cấp, ngành liên quan xem xét, giải quyết.

Giao ban cụm số 3 về thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Ngày 22/11, tại Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các sở, ban, ngành thuộc khối văn hóa - xã hội (cụm số 3) gồm: Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh, Sở VH – TT & DL, TT&TT, GD&ĐT, Y tế, LĐ – TB &XH, Đài PT - TH tỉnh, BHXH tỉnh, Bưu Điện tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đà Bắc - thực hiện chính sách dân tộc góp phần xóa đói - giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Nhờ lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và thực hiện tốt các chính sách xã hội với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, từng bước thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của người dân.

Đoàn xã Dân Chủ: Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

(HBĐT) - "Với phương châm: "Mỗi ĐVTN một việc làm tốt, mỗi cơ sở Đoàn một hoạt động thiết thực, chung sức xây dựng NTM", trong những năm qua, Đoàn xã Dân Chủ (TP Hoà Bình) đã đề ra nhiều chương trình, hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo ĐV-TN tham gia. Trong đó, đáng chú ý là phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp đã đóng góp cho tiêu chí 12 trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, góp phần hiệu quả vào tiến trình xây dựng NTM ở địa phương"- Chị Nguyễn Thị Kim Thoa, Bí thư Đoàn xã Dân Chủ khẳng định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục