Ban Thường vụ Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến cuộc đông - xuân 1953 - 1954. Ảnh TL.
(HBĐT) - Giáp Ngọ 1954, ta thắng lớn ở Điện Biên Phủ, Giáp ngọ 2014, ta kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng vĩ đại. Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ đã làm lững lẫy năm châu, chấn động địa cầu
Trong chiến dịch đông - xuân 1952 - 1953, Pháp đã thua trên các chiến trường. Trước tình hình đó, Pháp chủ trương xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở thành pháo đài kiên cố hòng từng bước tiêu diệt quân ta.
Trước thực tiễn của chiến trường, T.Ư Đảng, Bác Hồ mở hội nghị thông qua đề án đánh tiêu diệt cứ điểm Điện Biên Phủ. Bác ngồi họp trầm ngâm, điếu thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay, thái độ bình thản nhưng sự chăm chú của Người biểu lộ ở đôi mắt, bỗng Người nắm chặt bàn tay mà bảo:
- Địch tập trung cơ động nhằm tạo nên sức mạnh, nhưng không sợ, ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh sẽ không còn (1).
Nói xong, Bác xòe năm ngón tay cho mỗi ngón trở về một hướng. Giữa lúc đó, Bộ Chính trị, Chính phủ, Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp cầm quân đánh vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đại tướng nhận ra đó là lời dạy mà cũng là sự nghiêm lệnh của Người. Nhìn vào sa bàn Điện Biên Phủ, Bác nói giọng rành mạch, dứt khoát với Đại tướng.
- Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là những hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi nhưng phép dùng binh là thiên biến vạn hóa (2).
Trước lúc Đại tướng lên đường nhận nhiệm vụ, Đại tướng đến chào Bác. Bác ân cần động viên với tinh thần đầy tin tưởng.
- Tổng Tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại. Trao cho các chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh (3).
Như vậy, cuộc chiến đấu ở Điện Biên Phủ không phải là sự thử sức mà là một cuộc đụng đầu chiến trận đại quy mô mang tính lịch sử. Ngày 22/4/1954, Tổng Tư lệnh ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ các binh chủng kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lời kêu gọi phát ra, bộ đội hưởng ứng, hăng hái đào hầm, khoét núi, kéo pháo đánh chiếm các cứ điểm. Giữa khí thế hăng say, nhiệt huyết thì Bác Hồ gửi thư cho bộ đội Điện Biên với lời động viên thân tình: “Các chú ra trận, nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh huấn quân sự và chính trị đã thu được nhiều thắng lợi, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú”. (4)
Thư của Bác Hồ đến mặt trận, qua máy phóng thanh, Đại tướng Tổng Tư lệnh phấn khởi trân trọng đọc thư Bác cho toàn quân ở Điện Biên Phủ nghe rồi trong tư thế chủ độõng, vị Tổng chỉ huy cho nổi hồi kèn xung trận.
Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm 3 đợt, đợt 1 bắt đầu ngày 13/3, đợt 2 ngày 30/3, đợt 3 ngày 1/5 và đến ngày 7/5/1954 kết thúc.
17h ngày 13/3, pháo binh ta lần đầu ra trận dội lửa xuống cụm cứ điểm Him Lam, cánh cửa thép của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngay từ loạt đạn đầu tiên, pháo ta đã phá hủy nhiều trận địa địch. Trận địa pháo của địch ở Mường Thanh bị tê liệt, 5 trong số gần chục máy bay bị trúng đạn, bọn địch bị bất ngờ, hoảng sợ trước sự xuất hiện lưới lửa pháo cao xạ của quân ta trên vùng trời Điện Biên Phủ. Lần đầu tiên quân ta làm chủ trên vùng trời chiến sự. Bộ đội phòng không yểm trợ mở cánh cửa thép tiêu diệt cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam.
Đến 17h55’ ngày 7/5/1954, sau 55 ngày đêm chiến đấu ác liệt, gian khổ, quân đội ta đã kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Như vậy là trận quyết chiến, chiến lược Điện Biên Phủ đã toàn thắng.
Ngày hôm sau (8/5/1954), Bác Hồ đã kịp thời viết thư động viên, nhắc nhở: “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ, Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang. Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bước đầu, chúng ta không nên chủ quan, khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để đấu tranh độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình”.(5)
Kết thúc chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ khi trả lời một chính khách nước ngoài. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói: “Chiến thắng Điện Biên Phủ công đầu thuộc về Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh là một nhà chiến lược thiên tài, người cha thân yêu của các LLVT. Những biến đổi phi thường của lịch sử Việt
Kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa tròn 60 năm, chúng ta càng tưởng nhớ hình ảnh vị tướng tài ba huyền thoại Võ Nguyên Giáp đã nối tiếp truyền thống anh hùng quật cường, Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của cha ông ta để làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trong thời đại Hồ Chí Minh.
1, 2, 3, 4, 6, trang 160, 162, 163, 172, 173. Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. NXB Thông Tấn năm 2007.
5. Nhân dân hàng tháng số 85 tháng 5/2000
Văn Song (T.TV)
(HBĐT) - Gần trọn cuộc đời gắn bó với binh nghiệp, ông Hoàng Công Liên, xóm Đồi, xã Hợp Đồng (Kim Bôi) cống hiến cả một thời trai trẻ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Khi trở về với đời thường, ông không ngừng phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ để phát triển kinh tế gia đình cũng như tích cực tham gia công tác xã hội, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
(HBĐT) - Với chức năng bảo vệ chăm lo đời sống người lao động, trong những năm qua, công đoàn các KCN tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống cho người lao động. Đặc biệt, tháng 5 là tháng công nhân, Công đoàn các KCN có nhiều hoạt động chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
(HBĐT) - Với tinh thần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, phát huy thế trận chiến tranh nhân dân, quân và dân các dân tộc trong tỉnh vừa tích cực sản xuất, vừa chiến đấu, vừa độc lập tác chiến, phối hợp chiến đấu chặt chẽ với bộ đội phòng không chính quy và lực lượng không quân QĐND Việt Nam, sẵn sàng chiến đấu và quyết giành chiến thắng. Tiêu biểu cho tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu là quân dân xã Lũng Vân (Tân Lạc).
(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 128 năm ngày Quốc tế lao động 1/5, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Bùi Tiến Lực, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh về tình hình lực lượng công nhân trên địa bàn tỉnh, kế hoạch hưởng ứng tháng công nhân năm 2014 và những giải pháp nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
(HBĐT) - Trong những năm qua, BTV Huyện uỷ Tân Lạc xác định muốn xây dựng Đảng bộ vững mạnh thì phải “mạnh” từ cơ sở. Do vậy, BTV Huyện uỷ luôn xác định tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy các cấp và nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng.
(HBĐT) - Đảng bộ thị trấn Đà Bắc, huyện Đà Bắc hiện có 11 chi bộ (1 chi bộ cơ quan, 3 chi bộ nhà trường và 7 chi bộ thôn, tiểu khu) với tổng số 311 đảng viên. Để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết, chuyên đề về đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng thời tập trung xây dựng các chi bộ cơ sở TS-VM, đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất.