(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 8, nhân dân xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) vui mừng đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM. Sau 5 năm nỗ lực phấn đấu với sự quan tâm đầu tư của huyện, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân trong xã đoàn kết, đồng lòng, chung sức đã đưa xã về đích sớm trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

 

  Tuyến đường nội đồng xóm Nội, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) được bê tông hóa dài 300 m với kinh phí hỗ trợ 200 triệu đồng, nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động.

Đồng chí Nguyễn Đăng Dung, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Trong giai đoạn 2011 - 2015 triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Mông Hóa không nằm trong kế hoạch về đích. Tuy nhiên quá trình triển khai xã đạt những kết quả tích cực, đến năm 2014, xã đã đạt 13 tiêu chí, là một trong 2 đơn vị đạt nhiều tiêu chí của chương trình nhất của huyện. Trước kết quả đó, BCĐ 800 của huyện đã xem xét, tập trung đầu tư để xã đạt chuẩn NTM trong giai đoạn đầu.

Chuyển hướng về đích, xã Mông Hóa dốc toàn lực cho chặng đường nước rút. Cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực vận động thành viên, hội viên tham gia thực hiện chương trình. Trên 63 cuộc tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan, chi bộ, họp xóm về chương trình NTM được thực hiện với 1.720 lượt cán bộ, đảng viên, nhân dân tham dự. MTTQ xã tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” gắn với xây dựng NTM. Phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp, môi trường trong lành, ngõ xóm văn minh” được phát động sâu rộng trong nhân dân. Qua công tác tuyên truyền đã góp phần làm thay đổi nhận thức của cán bộ, nhân dân về xây dựng NTM. Nhân dân hăng hái hiến đất làm nhà văn hóa xóm, đường GTNT, đường giao thông nội đồng. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước được khắc phục, tính tích cực, chủ động, sáng tạo được khơi dậy, phát huy, tạo động lực to lớn đưa chương trình thành phong trào ngày càng lan tỏa sâu rộng. Trong 5 năm, toàn xã đã huy động trên 88, 7 tỉ đồng trong thực hiện xây dựng NTM. Cùng với nguồn vốn ngân sách, dự án, vốn tín dụng, nhân dân đã đóng góp 25.940 ngày công, trị giá trên 3, 8 tỉ đồng, hiến 3.498 m2 đất trị giá trên 654 triệu đồng.

 

Về Mông Hóa hôm nay, đi trên những con đường được bê tông hóa, rải nhựa êm thuận nối liền các xóm, nối liền những cánh đồng ngô, mía, đến thăm các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng cảm nhận rõ nét thành quả của công cuộc xây dựng NTM. Đó là công trình nhà văn hóa trung tâm xã khang trang, rộng rãi được đầu tư 3, 8 tỉ đồng. Đó là công trình trạm y tế xã đạt tiêu chí chuẩn quốc gia. Đó là tuyến đường nội đồng xóm Nội dài 300 m được hỗ trợ kinh phí 200 triệu đồng, nhân dân đóng góp công lao động và hiến trên 900 m2 đất… Với tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm, các tuyến đường GTNT từ trục chính ngõ xóm, đường nội đồng theo tiêu chí chuẩn được hoàn thành theo kế hoạch. Trong đó, đường trục xã, liên xã dài 7, 2 km đều được rải nhựa; đường trục thôn, liên thôn dài 4, 7 km được bê tông hóa, có 1, 3 km được nhựa hóa; đường ngõ xóm được cứng hóa 22,65/25,25 km; đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 0,6/0, 97 km. Xã được đầu tư xây mới và nâng cấp 7 trạm biến áp đảm bảo điện phục vụ nhu cầu sản xuất và dân sinh, 100% hộ dân được sử dụng điện liên tục, an toàn. Xã đã thành lập 1 tổ thu gom rác thải, thường xuyên tuyên truyền nhân dân đổ rác đúng nơi quy định góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường nông thôn. 95% hộ dân thực hiện cải tạo vườn tạp, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không lầy lội vào mùa mưa, tạo cảnh quan môi trường nông thôn sạch, đẹp. Trên những cánh đồng, bà con mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại cây ngắn ngày hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất như trồng dưa chuột xuất khẩu, bí xanh, duy trì các cây trồng có lợi thế như mía, hồng bì, xả… Nhiều mô hình được hỗ trợ trong triển khai xây dựng NTM, nhân dân tự đầu tư bằng nguồn vốn vay ngân hàng mang lại giá trị kinh tế như trồng khoai tây, lúa năng suất cao, bưởi Diễn, măng bát độ, nuôi bò lai sind, nuôi ong lấy mật, trang trại vườn - ao - chuồng được bà con nhân rộng, tạo nguồn thu nhập ổn định. Bình quân thu nhập đầu người toàn xã đạt 27 triệu đồng /năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,02%.

                                                                             

                                                                

                                                                            Hà Thu

Các tin khác


Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Những năm qua, huyện Đà Bắc đã triển khai các hoạt động đồng hành, hỗ trợ nông dân trong phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Qua đó giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.

Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục