(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của huyện Lạc Sơn, năm 1956, xã Vũ Lâm chính thức được thành lập. Trải qua 60 năm xây dựng, bằng mồ hôi và công sức của mình, nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm đã viết nên những trang sử vẻ vang góp phần tô thắm thêm truyền thống oanh liệt của quê hương cách mạng Mường Vang, là “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, nhân dân Vũ Lâm không ngừng nỗ lực phấn đấu để trở thành xã đầu tiên của huyện, xã thứ 4 của tỉnh về đích NTM vào năm 2015.

 

Cũng như nhiều xã thuộc vùng sâu của huyện Lạc Sơn, những năm trước đây, kinh tế xã Vũ Lâm có nhiều khó khăn. Đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, xã chưa định hướng được những cây trồng, vật nuôi chủ lực trong phát triển kinh tế. Chính vì vậy, từ năm 2010 trở về trước, thu nhập bình quân của người dân trong xã chỉ đạt 8 triệu đồng/năm trở xuống, tỷ lệ hộ nghèo cao. Xã Vũ Lâm bắt đầu có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ năm 2011 khi xã chính thức được lựa chọn làm điểm xây dựng NTM.

 

Đồng chí Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Vũ Lâm cho biết: Khi được chọn làm điểm xây dựng NTM, xã quan tâm tới tất cả 19 tiêu chí. Tuy nhiên, cấp ủy Đảng, chính quyền xác định lựa chọn tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân là khâu then chốt, đột phá để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM.

 

 

Mía tím là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Vũ Lâm.

 

Những năm qua, thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, xã đã thực hiện được 9 mô hình phát triển sản xuất với 508 hộ được hưởng lợi. Năm 2011, được giải ngân 580 triệu đồng (nguồn vốn xây dựng NTM), xã đã sử dụng 180 triệu đồng mua giống lợn nái siêu nạc hỗ trợ cho các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn phát triển sản xuất. Năm 2012, trong tổng số 880 triệu đồng (vốn NTM) được cấp, xã  đã dành 180 triệu đồng cho mục đích phát triển sản xuất. Cụ thể đã mua 16 con bò lai Sind hỗ trợ cho 16 hộ chăn nuôi. Năm 2013, được giải ngân 900 triệu đồng, xã đã sử dụng 300 triệu đồng cho phát triển sản xuất. Năm 2013, xã đã đến Ba Vì - Hà Nội để mua bò, giống cỏ, thuốc thú y... và tìm hiểu cách chăm sóc bò để bàn giao cho các hộ gia đình trong xã phát triển chăn nuôi. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất của xã được thực hiện dưới hình thức hỗ trợ bò mẹ cho hộ gia đình chăn nuôi. Khi bò sinh sản lứa đầu, hộ gia đình đó giữ lại bê con và bàn giao lại bò mẹ cho xã để tiếp tục bàn giao cho các hộ khác. Cùng với việc hỗ trợ giống, vốn, KH-KT, xã đã đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm canh tăng vụ. Đến nay, xã đã đưa vào nhiều loại cây trồng mới, bên cạnh mía tím là cây trồng chủ lực, xã đã đưa vào thử nghiệm 5 ha giống ớt mới với 28 hộ hưởng lợi; hơn 10 ha củ đậu và một số loại cây khác như bí xanh, dưa chuột… Với các hộ dân sống ở phố Lâm Hóa 1 và Lâm Hóa 2, xã vận động và tạo điều kiện để các hộ phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, vận tải... Đến nay, xã có 10 hộ sản xuất gạch xi măng, 8 hộ có máy xẻ gỗ và làm nghề mộc, hơn 200 hộ phát triển kinh doanh, trong đó, chủ yếu là vận tải và dịch vụ.  Nhờ có doanh nghiệp thu mua, chế biến nông - lâm sản trên địa bàn đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực của xã như: lúa, ngô, sắn, mía tím, cá, thịt... 

 

Từ đó, mức thu nhập của người dân đã tăng lên rõ rệt. Năm 2011, thu nhập bình quân trong xã đạt 8,5 triệu đồng/người; năm 2012 nâng lên mức 13,5 triệu đồng/người; năm 2015 đạt 21,7 triệu đồng/người. Số hộ nghèo giảm từ 14,7%  (năm 2011) xuống còn 5% (năm 2015). Hiện, trên địa bàn xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Đời sống vật chất, tinh thần từng bước được nâng cao, người dân tích cực hưởng ứng các phong trào, hoạt động của xã, thôn.

 

 

 

                                                                                         P.L

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục