(HBĐT) - Đồng chí Bùi Thanh Sướt, Chủ tịch UBND xã Đú Sáng cho biết: Là xã vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Kim Bôi 17 km, Đú Sáng có trên 13.000 hộ, 5.900 khẩu sống trên địa bàn 17 xóm. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực không ngừng của Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong xã, Đú Sáng được biết đến là một trong những điểm sáng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế cao được triển khai trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.


Thôn Bưa Sào là xóm chuyển đổi cơ cấu cây trồng mạnh và thành công của xã. Cùng với duy trì diện tích lúa, người dân đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng bí xanh. Vụ bí vừa qua, nông dân Bưa Sào được mùa, được giá. Theo người trồng bí ở đây, với thời gian từ 4-5 tháng, đầu vụ năm nay, mỗi kg bí xanh có giá bán 15.000 đồng/kg, trung bình cả vụ 10.000 đồng/kg. Tính mỗi ha, nông dân thu về từ 250- 300 triệu đồng. Cùng với trồng bí xanh, người dân còn chuyển đổi sang các loại rau màu khác như: mướp đắng, dưa chuột thương phẩm, đậu cô ve… Từ lâu, nông dân đã tổ chức sản xuất 3 vụ/năm. Nhiều hộ ở Bưa Sào còn thầu đất ở nơi khác để phát triển sản xuất. Từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ đã có cuộc sống no ấm.


Người dân xóm Sáng Trong, xã Đú Sáng (Kim Bôi) đầu tư trồng bí xanh nâng cao thu nhập.

Không chỉ ở thôn Bưa Sào, trên địa bàn xã Đú Sáng, các xóm đều tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng vùng. Xã chia làm 3 vùng: Đú Sáng A, Đú Sáng B và Đú Sáng C. Vùng Đú Sáng A gồm các xóm: Sáng Mới, Sáng Trong, Sáng Ngoài, Đồi Mu, người dân chủ yếu trồng lúa, hoa màu và cây ăn quả. Vùng Đú Sáng B gồm các xóm: Bưa Sào, Đồng Bãi, Gò Bùi, Bãi Tam tận dụng diện tích đất bưa bãi trồng bí xanh, rau, củ các loại cung cấp cho thị trường Hà Nội. Vùng Đú Sáng C với các xóm: Suối Chuộn, Suối Thản, Lâm Trường, Suối Bí, địa hình đồi núi nên chủ yếu phát triển cây lâm nghiệp.

Toàn xã có tổng diện tích gieo trồng trên 1.000 ha. Người dân tích cực ứng dụng KH- KT vào sản xuất, năng suất cây trồng, vật nuôi được nâng lên rõ rệt. Với diện tích cấy lúa 272 ha, năng suất bình quân đạt 53 tạ/ha, sản lượng đạt 1.442 tấn. Diện tích ngô 320 ha, năng suất 48 tạ/ha, sản lượng đạt 1.536 tấn. Diện tích còn lại, người dân trồng bí xanh, bí đỏ, mướp đắng lấy hạt, dưa chuột, rau, đậu các loại... Đặc biệt, gần đây thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, xã thực hiện liên kết sản xuất, thu hút các doanh nghiệp đầu tư các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị, ổn định thị trường tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao đã được triển khai và nhân rộng trên địa bàn xã như: Mô hình trồng dưa chuột Nhật liên kết với Công ty TNHH Pacific quy mô 8 ha, triển khai tại xóm Sáng Trong; mô hình trồng đậu đũa liên kết với Công ty CP Nông nghiệp xanh miền Bắc; mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt, quy mô 46 ha tại xóm Đồng Bãi, Bưa Sào, Bãi Tam đem về thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha... Bên cạnh đó, xã phát triển diện tích trồng rừng trên 2.200 ha, cây ăn quả 17 ha.

Cùng với trồng trọt, người dân bước đầu đầu tư chăn nuôi theo hướng hàng hóa với tổng đàn trâu, bò gần 1.400 con, lợn trên 5.200 con, đàn gia cầm 41.000 con, dê 135 con và 12 ha nuôi thủy sản.

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn trong tư duy, cách làm, cuộc sống người dân Đú Sáng đã thay đổi rõ rệt. Năm 2017, xã phấn đấu đạt thu nhập bình quân 15 triệu đồng/ người/năm. Đến nay, xã đạt 11/19 tiêu chí xây dựng NTM.

Tuy nhiên, theo đồng chí Bùi Thanh Sướt, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, một bộ phận người dân đời sống còn nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, xã tập trung quy hoạch vùng sản xuất, duy trì và phát triển rộng vùng trồng tập trung chuyên canh mang tính hàng hóa. Đối với chăn nuôi, xã duy trì và phát triển mạnh đàn gia súc, định hướng chuyển đổi từ chăn thả sang chăn dắt tại chuồng trại, quy hoạch đồng cỏ, trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc đảm bảo phát triển chăn nuôi.


H.L

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục