Ngày 26-9, tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước và Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương) phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo với chủ đề "Thương mại kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng vùng miền và giao thương tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn năm 2019”.
Các sản phẩm
đặc sản vùng miền được trưng bày giới thiệu tại hội thảo.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ các kinh nghiệm, khó
khăn, trở ngại trong quá trình phát triển sản phẩm đặc trưng vùng miền; các
chính sách hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý Nhà nước thời gian qua. Bên cạnh đó,
đưa ra những yêu cầu từ thị trường với các sản phẩm đặc trưng vùng miền; một số
biện pháp nhằm phát triển thương hiệu đặc sản cho Việt Nam; kết nối thương mại
cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, HTX... sản xuất, phân phối sản phẩm đặc trưng
vùng miền với các đối tác, chuỗi phân phối.
Chia sẻ những kinh nghiệm từ doanh nghiệp của mình, ông
Vũ Hòa, Giám đốc chuỗi cửa hàng Đồng Quê, cho rằng: Để phát triển, mỗi sản phẩm
đặc trưng vùng miền nên có câu chuyện riêng để tạo điểm nhấn, tạo sự khác biệt
so với các sản phẩm đồng dạng khác, từ đó, sẽ tạo và tăng cảm xúc mua hàng của
khác hàng.
Theo ông Hòa "Câu chuyện sản phẩm” nên viết thật ngắn
gọn, phải gắn liền với nét đặc trưng nổi bật của vùng miền đó về văn hóa, ẩm
thực, hoặc nguồn gốc ra đời. Nghệ thuật thiết kế bao bì và đóng gói sản phẩm
đặc trưng vùng, miền cũng là vấn đề mà các địa phương, doanh nghiệp cần chú ý
đến.
"Thiết kế bao bì cho sản phẩm đặc trưng vùng miền nên gắn
với nét văn hóa của dân tộc, vùng miền đó để tạo cảm xúc tò mò, trải nghiệm đối
với khách hàng. Thiết kế bao bì không nên quá nhiều màu sắc, điều quan trọng là
phải làm nổi bật được thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng”, ông Vũ Hòa
nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các vấn đề logistics, liên kết cũng được
các đại biểu đưa ra thảo luận. Theo đó, các đơn vị sản xuất nên liên kết lại
với nhau để sử dụng chung dịch vụ, có như vậy sẽ tiết kiệm chi phí. Thành lập
"Liên minh các nhà cung cấp thực phẩm an toàn” để tạo sức mạnh cạnh tranh lành
mạnh cũng được các chuyên gia khuyến nghị tại đây.
Trong khuôn khổ của Hội thảo đã diễn ra lễ kết giao
thương kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn giữa các doanh nghiệp.
TheoNhanDan
Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Tây Ban Nha, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
(HBĐT) - Ngày 25/3/2016, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2016 - 2020. Qua đó, giúp người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng khả năng sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa dịch vụ Việt Nam, xây dựng văn hóa tiêu dùng dựa trên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc. Đồng thời, phát triển hệ thống phân phối, xây dựng mô hình các chuỗi liên kết, phân phối, tiêu dùng nhằm tạo lập và phát triển thị trường, tạo điều kiện đưa hàng hóa thiết yếu, hàng Việt Nam có thế mạnh đến tay người tiêu dùng, nâng cao sức mua, bình ổn thị trường, cải thiện đời sống nhân dân.
Phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 24-9 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Ðình Dũng nhấn mạnh: Cơ khí là ngành công nghiệp then chốt, là nền tảng và động lực cho sự phát triển công nghiệp của quốc gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất lao động...
(HBĐT) - Sản xuất vụ mùa năm nay toàn tỉnh cấy được 22.425 ha lúa, đạt 99,6% kế hoạch. Hiện tại, diện tích lúa trà sớm chắc xanh – đỏ đuôi; diện tích chính vụ ngậm sữa, chắc xanh. Tính đến ngày 20/9, các huyện, thành phố đã có trên 22.200 diện tích trỗ bông, đạt trên 98% kế hoạch.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Sy, Chủ tịch Hội CCB xã Trường Sơn (Lương Sơn) cho biết: "Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH, Hội CCB xã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên gương mẫu, tiên phong trên mặt trận kinh tế. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hội viên mạnh dạn mở rộng quy mô phát triển các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở”.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tiếp tục được tỉnh quan tâm. Cải giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được đẩy mạnh.