Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung vào 5 nhóm vấn đề thanh kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với DNNN gồm: Nguy cơ, thực trạng vi phạm pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong DNNN tại địa phương; thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát DNNN tại địa phương; thực trạng phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực đối với DNNN tại địa phương; đề xuất các giải pháp, kiến nghị cần có để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát DNNN; thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong DNNN. Trong 5 nhóm, có nhóm phòng ngừa và phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực được xem là quan trọng, các đại biểu làm rõ vai trò của công tác thanh kiểm tra, kiểm toán, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm. Chỉ ra được ưu khuyết điểm, kết quả đạt được cũng như những hạn chế, bất cập trong hoạt động.
Toàn cảnh buổi tọa đàm.
Phát biểu tham luận, lãnh đạo Thanh tra tỉnh và các sở, ngành liên quan đề nghị các cơ quan quản lý cần tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định; thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra đột xuất, thanh tra lại khi phát hiện dấu hiệu vi phạm. Tổ chức bộ máy giám sát cần đảm bảo bảo chặt chẽ, các bộ, ngành và địa phương phải có đầu mối thống nhất, không chồng chéo trong xây dựng kế hoạch thanh tra. Bên cạnh đó, các DNNN cần thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của ban kiểm soát và tăng cường công tác kiểm toán nội bộ, đánh giá đúng, chính xác, khách quan hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh…
Đánh giá cao công tác phối hợp của tỉnh Hòa Bình trong tổ chức buổi tọa đàm, TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ cho rằng: Các ý kiếncủa lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh và DNNN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thể hiện trách nhiệm của địa phương đối với việc xây dựng Đề án của Chính phủ. Đâylà cơ sở quan trọng để ban soạn thảo, tổ biên tập nghiên cứu, xây dựng dự thảo Đề án của Chính phủ về nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát DNNN.
Đ.H