(HBĐT) - Dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn của tỉnh hiện chiếm trên 80% tổng số lao động. Để góp phần ổn định đời sống dân cư, phát triển KT-XH địa phương, nhất là khu vực nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm là yêu cầu cấp thiết. Những năm qua, tỉnh giành nhiều quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.


Tỷ lệ lao động có việc làm là tiêu chí số 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM). Theo đó, xã đạt chuẩn về tiêu chí lao động có việc làm khi đáp ứng yêu cầu tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt từ 90% trở lên.

Đối với TP Hòa Bình, công tác đào tạo nghề cho lao động được chú trọng. Thành phố đã phối hợp tổ chức đào tạo trung cấp nghề, sơ cấp nghề cho lao động nông thôn của 7 xã với các ngành nghề thích hợp như: chăn nuôi, trồng trọt, chế biến thực phẩm, mây, tre đan, chổi chít, thủy sản. Qua thống kê, từ năm 2011 - 2018 đã tổ chức 12 lớp dạy nghề cho 532 lao động nông thôn, giải quyết việc làm mới cho 8.500 lượt người. Nâng tổng số lao động ở 7 xã có việc làm là 16.908/17.672 lao động, đạt 95,7%. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo của 7 xã là 40,06%.


Lao động nông thôn xã Trung Minh (TP Hòa Bình) được đào tạo nghề chổi chít có việc làm và thu nhập ổn định.

Hàng năm, công tác giải quyết việc làm cho người lao động tại các địa phương được triển khai bằng các giải pháp cụ thể: hỗ trợ tạo việc làm, tự tạo việc làm thông qua Quỹ quốc gia về việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tư vấn hỗ trợ việc làm cho người lao động là phụ nữ, người khuyết tật còn khó khăn về kinh tế và việc làm... Ngoài ra, giới thiệu các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh về các huyện, thành phố để tư vấn, tuyển chọn lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lên 60.000 lao động...

Theo Sở LĐ-TB&XH, giai đoạn 2010-2019, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 177 nghìn lao động, bình quân 16.000 lao động mỗi năm, trong đó, xuất khẩu lao động 4.000 người; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 3%. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm đã giải ngân trên 246 tỷ đồng cho các dự án sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho trên 11 nghìn lao động. Các cơ sở dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 53 nghìn lượt người; Trung tâm Dịch vụ việc làm của tỉnh đã tổ chức 60 phiên giao dịch việc làm với trên 1.800 lượt doanh nghiệp tham gia. Qua đánh giá, đến nay, toàn tỉnh có 191/191 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động có việc làm.

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Ðể giải quyết cơ bản vấn đề việc làm cho lao động của tỉnh hiện nay, trước hết phải có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của nông thôn và vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, từ đó có các giải pháp cơ bản, phù hợp với từng vùng cụ thể. Trong thời gian tới, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hướng tới đáp ứng nhu cầu lao động cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tập trung đào tạo cho lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi cá lồng để thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, gắn với chương trình xây dựng NTM và các nghề phi nông nghiệp. Với mục tiêu sau năm 2020 công tác dạy nghề tạo đột phá về chất lượng đào tạo nghề theo hướng tiếp cận trình độ chung của cả nước và khu vực ASEAN, nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có kiến thức, năng lực thực hành nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động.


Đinh Thắng


Các tin khác


Giá trị giải ngân các công trình xây dựng cơ bản vốn NSNN đạt trên 70 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lạc Thủy có 124 công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) với tổng kế hoạch vốn được giao là 108,38 tỷ đồng.

Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân và Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình ký kết thỏa thuận hợp tác

(HBĐT) - Ngày 2/10, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) và Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác giai đoạn 2019-2022.

Hợp tác xã - “mắt xích” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) cũng như ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, HTX. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 104, ngày 11/9/2014 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT đã góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực về tư duy, hành động của cả hệ thống chính trị. Từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền về KTTT sâu sát, đạt hiệu quả tốt hơn.

Nhịp sống mới xã vùng sâu An Bình

(HBĐT) - Anh Bùi Trí Thức, một người dân ở thôn Ninh Nội khoe với chúng tôi đầy tự hào: "Tuy là vùng sâu nhưng so với trên phố, xã An Bình (Lạc Thủy) không thua kém là bao. Nói về nhịp sống thì ở đây chỉ thiếu mỗi tiệm vàng còn mọi thứ phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân đều có đủ".

9 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.476 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, 9 tháng qua, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.476,8 tỷ đồng, bằng 80% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, 65% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục