(HBĐT) - Hồ Hòa Bình có lưu vực rộng lớn, môi trường trong sạch, nguồn lợi phong phú và giàu dinh dưỡng, thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu luôn quan tâm đầu tư, triển khai các dự án nuôi cá lồng. Một số xã nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng như: Thung Nai (Cao Phong), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa (Đà Bắc), Phúc Sạn, Ba Khan (Mai Châu)…


Xã Hiền Lương (Đà Bắc) hiện có trên 70 hộ đầu tư trên 200 lồng cá; trên 180 lao động chuyên đánh bắt tôm, cá các loại, sản lượng kéo vó ước đạt trên 200 tấn, tôm 30 tấn, xuất bán cá lồng trên 70 tấn mỗi năm. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 2 doanh nghiệp cũng đầu tư nuôi cá, đưa tổng số lồng cá toàn xã trên khu vực hồ Hoà Bình lên trên dưới 300 lồng. Nhờ một phần vào nghề nuôi cá lồng, thu nhập bình quân toàn xã năm 2018 đạt gần 27 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 31,2%.

Chủ tịch UBND xã Hiền Lương Xa Văn Đạm cho hay, các xã vùng ven hồ Hoà Bình hiện duy trì và phát triển mạnh việc nuôi cá lồng, tăng cường công tác chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh cho cá. Đồng thời, tận dụng lợi thế sẵn có duy trì và mở rộng thêm quy mô để nghề nuôi trồng thủy sản của huyện ngày một phát triển.


Người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nuôi cá lồng vùng hồ.

Đến nay, diện tích ao, hồ nuôi trồng thủy sản toàn huyện Đà Bắc đạt 82,75 ha, số lồng cá 1.909 lồng, đạt 100,47% kế hoạch. Sản lượng thủy sản 9 tháng năm 2019 ước đạt 878 tấn, trong đó, đánh bắt 323,35 tấn, nuôi trồng 554,65 tấn với các loại cá: trắm cỏ, rô phi đơn tính, trê lai, chiên, ngạnh, dầm xanh, nheo, cá tầm, bỗng... Số lồng cá phát triển tập trung nhiều tại các xã: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Đồng Ruộng.

Xác định đây là tiềm năng cần được khai thác đúng hướng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 13/6/2014 về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020 với mục tiêu hướng đến năm 2020 có 3.500 lồng nuôi cá, sản lượng nuôi, khai thác đạt 5.600 tấn, giải quyết việc làm cho 2.800 lao động. Đồng thời, hình thành các mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân, tổ hợp tác, tạo ra vùng sản xuất thủy sản tập trung, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị hiệu quả.

Toàn tỉnh hiện có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư nuôi thâm canh với quy mô lớn, trong đó có 2 doanh nghiệp đầu tư nuôi hơn 200 lồng nuôi theo công nghệ tiên tiến với các loại cá: chiên, lăng, tầm, trắm đen, bỗng... cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đa số các lồng nuôi hiện đều làm theo công nghệ mới, lồng lưới khung sắt với thể tích đạt từ 70 - 100 m3/lồng, thay thế dần lồng bằng bương, tre. Các hộ tham gia nuôi trồng cơ bản đáp ứng yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Có 7 doanh nghiệp đã ký kết liên doanh với các hộ dân nuôi cá lồng hợp quy chuẩn, theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, các doanh nghiệp ký kết tiêu thụ sản phẩm với các hộ dân, vì vậy, sản lượng cá nuôi trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định đầu ra.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã thực hiện thành công mô hình chuỗi an toàn thực phẩm cá sông Đà. Năm 2017 - 2018 triển khai 2 dự án liên kết sản xuất cá sông Đà theo chuỗi giá trị tại 5 huyện, thành phố với quy mô 300 lồng nuôi, 70 hộ tham gia bằng nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Hoạt động đầu tư nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn và chuyển giao ứng dụng kỹ thuật được chú trọng thực hiện. Hiện nay, toàn tỉnh có 4.250 lồng nuôi, tăng 1.933 lồng so với năm 2015, vượt 750 lồng so với mục tiêu nghị quyết đến năm 2020. Trong đó, số lồng nuôi được hỗ trợ theo chính sách từ nghị quyết là 2.602 lồng (chiếm 56,9% số lồng trên khu vực hồ).

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục xác định việc phát triển nuôi cá lồng gắn với bảo vệ môi trường lòng hồ Hoà Bình, đảm bảo các hộ và cơ sở nuôi đều tuân thủ theo quy hoạch. Song song với đó, thu hút đầu tư, hỗ trợ nhiều cơ sở nuôi quy mô lớn đã áp dụng công nghệ nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học đúng quy định, nâng cao an toàn thực phẩm, có đánh giá tác động môi trường, đảm bảo cho việc nuôi cá lồng vùng hồ Hoà Bình luôn phát triển bền vững.


Hồng Trung


Các tin khác


Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản ở xã Đồng Chum

(HBĐT) - Là xã vùng cao thuộc Chương trình 135 của huyện Đà Bắc, Đồng Chum còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Từ năm 2010 đến nay, nhiều hộ dân đã tận dụng lợi thế địa hình đa phần đồi núi, nguồn thức ăn phong phú, đa dạng để phát triển hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Theo thống kê, toàn xã hiện có trên 800 hộ dân phát triển mô hình với tổng đàn khoảng 1.400 con. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống người dân, đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Doanh nghiệp cần hơn nữa hỗ trợ vốn từ ngân hàng

(HBĐT) - Việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có nhiều chuyến biến, mang lại sự phát triển KT-XH khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, lâu nay, trong quan hệ tín dụng này vẫn gặp vướng mắc, bất cập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của nhiều doanh nghiệp.

Giá trị giải ngân các công trình xây dựng cơ bản vốn NSNN đạt trên 70 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2019, huyện Lạc Thủy có 124 công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) với tổng kế hoạch vốn được giao là 108,38 tỷ đồng.

Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân và Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình ký kết thỏa thuận hợp tác

(HBĐT) - Ngày 2/10, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh) và Trung tâm Kinh doanh VNPT Hoà Bình tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác giai đoạn 2019-2022.

Hợp tác xã - “mắt xích” trong chuỗi giá trị kinh tế nông nghiệp

(HBĐT) - Những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quan trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể (KTTT) cũng như ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp, HTX. Đặc biệt, sau 5 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 104, ngày 11/9/2014 của BTV Tỉnh ủy về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT đã góp phần tạo ra sự thay đổi tích cực về tư duy, hành động của cả hệ thống chính trị. Từ đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền về KTTT sâu sát, đạt hiệu quả tốt hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục